Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2009

KẾT QUẢ SAU NHIỀU CHỜ DỢI


Quốc gia đầu tiên tặng laptop cho học sinh tiểu học


(Trính từ web Dân trí) - Uruguay là quốc gia đầu tiên trên thế giới tặng cho mỗi em học sinh tiểu học trường quốc lập một máy tính xách tay.
Tổng thống Uruguay, Tabaré Vázquez mới đây đã giới thiệu những chiếc laptop XO với các em học sinh tại một trường học ở Montevideo. Hơn 2 năm qua, 362.000 học sinh và 18.000 giáo viên được hưởng lợi trong chương trình tặng laptop này.

Đây là chương trình của hiệp hội “Mỗi trẻ em một laptop” do kỹ sư Nicholas Negroponte người Mỹ sáng lập. Theo kế hoạch, mỗi học sinh sẽ cấp một laptop trị giá 100 USD nhưng thực tế tại Uruguay, chi phí cho một chiếc laptop lên tới 260 USD, bao gồm chi phí bảo trì, sửa chữa, đào tạo giáo viên hướng dẫn và chi phí kết nối internet.

Có một chiếc laptop để học tập và kết nối internet là ước mơ của rất nhiều trẻ em. Những chiếc laptop trên có hệ điều hành nguồn mở Linux với giao diện sử dụng có tên Sugar. Hiệu quả của dự án đã tạo ra cơ hội cho phép nhiều gia đình và đặc biệt là trẻ em được kết nối với thế giới máy tính và internet, tiếp cận với nhiều tri thức mới.

Hiện tại tất cả trẻ em đều có máy tính, dự án sẽ cố gắng duy trì việc kết nối giữa các trường, đặc biệt là trường học ở nông thôn nơi nhiều người chưa được truy cập internet.

Đánh giá về chương trình này, ông Miguel Brechner, giám đốc Phòng thí nghiệm Uruguay , người phụ trách dự án cho biết: “Khoảng 70% số em được tặng laptop không có máy tính ở nhà. Dự án tặng laptop không đơn giản là tặng máy hay chương trình giáo dục, nó mang lại cho trẻ em nhiều cơ hội và giảm khoảng cách giữa thế giới kỹ thuật số và thế giới tri thức”.

Hiệu trưởng trường 173 ở Las Piedras, Lourdes Bardino nói: “Lúc đầu, dự án gặp phải một số khó khăn do cách suy nghĩ của giáo viên. Nhưng đây thực sự là một cuộc cách mạng trong giáo dục và xã hội”.

Uruguay cũng có kế hoạch phát triển chương trình tặng máy tính đến các trường trung học và mẫu giáo vào năm tới và nhân rộng mô hình kinh nghiệm của Uruguay ra các nước khác trên thế giới.

Duy Khánh


Ý kiến của blogger này: Các bạn có thể tham khảo thêm về dự án này đã được tiến hành ra sao như dưới đây:

1) Đoạn phim đang dựng của BBC - quay thử từ điện thoại di động - cho thấy cảm xúc của học sinh đối với chương trình OLPC (One Laptop Per Child) ở Galadima, Abuja, Nigeria.




2) Và ở Campuchia:



3)Mặc dù vậy các khó khăn về dự án này cũng không dễ vượt qua khi một số "ông lớn trong CNTT" rút khỏi dự án. Có thể xem những vấn đề liên quan đó ở đây (tiếng Anh)

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2008

Thay đổi định hướng của Blog.

Trường Cao Đẳng Sư phạm Bến Tre đã kết thúc nhiệm vụ lịch sử của nó. Là một thành viên lâu năm của trường tôi đã rất buồn về điều đó. Mục đích ban đầu của Blog này là cung cấp cho sinh viên sư phạm một môi trường tìm hiểu về khoa học sư phạm phong phú hơn so với những gì họ được thụ đắc từ những giờ giảng trên giảng đường. Nhưng giờ đây điều đó không còn ý nghĩa nữa! Những vấn đề về sư phạm không còn là điều quan tâm cốt yếu của Trường Cao Đẳng Bến Tre. Định hướng nghiên cứu khoa sư phạm của tôi vì vậy cũng bị hụt hẩng. Điều đó giải thích vì sao 3 năm liền tôi không còn đề tài nghiên cứu nào nữa về sư phạm. Nhưng nghề giáo là nghiệp dĩ mà tôi đã trót mang! Trang này từ đây có lẽ không còn mấy người đọc. Tuy nhiên tôi vẫn còn giảng dạy tại trường với tư cách một giảng viên - kỹ sư CNTT. Từ nay tôi gắn trang này với trang chủ của khoa CNTT và tiêu đề của blog này thay đổi từ "Phương pháp giảng dạy trong góc nhìn hiện đại" thành "Công nghệ thông tin trong giáo dục". Những bài viết của tôi sẽ chuyển sang một hướng hẹp hơn: "Giáo dục CNTT". Dĩ nhiên Khoa CNTT hiện nay không có một chuyên ngành hay mối bận tâm nào như thế. Tôi viết tại vì lòng tôi muốn viết thế thôi! Các bài viết vì thế có thể không còn cái văn phong khoa học chính thống nữa, vì tôi không bị ràng buộc phải làm như thế. Và cũng vì lý do đó tốc độ cập nhật blog này có thể bị dãn ra nhiều. Xin thứ lỗi cho tôi nếu có ai đó vẫn còn muốn tìm ở đây sự thảo luận về những vấn đề sư phạm. Xin đọc và xin thảo luận, post lên các comment, vì như vậy sẽ giúp tôi có thêm dũng khí để tiếp tục công việc này. Tôi sẽ rất cảm ơn.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2008

OLPC và các vấn đề của các nước đang phát triển



Dự án này ban đầu rất được ủng hộ, nhưng sau đó bị phê phán rất nhiều. Xin nhấp vào liên kết sau đây tới web site của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia để xem các ý kiến khác biệt: