Thứ Tư, 17 tháng 9, 2008

Thay đổi định hướng của Blog.

Trường Cao Đẳng Sư phạm Bến Tre đã kết thúc nhiệm vụ lịch sử của nó. Là một thành viên lâu năm của trường tôi đã rất buồn về điều đó. Mục đích ban đầu của Blog này là cung cấp cho sinh viên sư phạm một môi trường tìm hiểu về khoa học sư phạm phong phú hơn so với những gì họ được thụ đắc từ những giờ giảng trên giảng đường. Nhưng giờ đây điều đó không còn ý nghĩa nữa! Những vấn đề về sư phạm không còn là điều quan tâm cốt yếu của Trường Cao Đẳng Bến Tre. Định hướng nghiên cứu khoa sư phạm của tôi vì vậy cũng bị hụt hẩng. Điều đó giải thích vì sao 3 năm liền tôi không còn đề tài nghiên cứu nào nữa về sư phạm. Nhưng nghề giáo là nghiệp dĩ mà tôi đã trót mang! Trang này từ đây có lẽ không còn mấy người đọc. Tuy nhiên tôi vẫn còn giảng dạy tại trường với tư cách một giảng viên - kỹ sư CNTT. Từ nay tôi gắn trang này với trang chủ của khoa CNTT và tiêu đề của blog này thay đổi từ "Phương pháp giảng dạy trong góc nhìn hiện đại" thành "Công nghệ thông tin trong giáo dục". Những bài viết của tôi sẽ chuyển sang một hướng hẹp hơn: "Giáo dục CNTT". Dĩ nhiên Khoa CNTT hiện nay không có một chuyên ngành hay mối bận tâm nào như thế. Tôi viết tại vì lòng tôi muốn viết thế thôi! Các bài viết vì thế có thể không còn cái văn phong khoa học chính thống nữa, vì tôi không bị ràng buộc phải làm như thế. Và cũng vì lý do đó tốc độ cập nhật blog này có thể bị dãn ra nhiều. Xin thứ lỗi cho tôi nếu có ai đó vẫn còn muốn tìm ở đây sự thảo luận về những vấn đề sư phạm. Xin đọc và xin thảo luận, post lên các comment, vì như vậy sẽ giúp tôi có thêm dũng khí để tiếp tục công việc này. Tôi sẽ rất cảm ơn.

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2008

OLPC và các vấn đề của các nước đang phát triển



Dự án này ban đầu rất được ủng hộ, nhưng sau đó bị phê phán rất nhiều. Xin nhấp vào liên kết sau đây tới web site của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia để xem các ý kiến khác biệt:

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2008

Laptop $100 có thể làm thay đổi nền giáo dục.



* Liệu có một môn học/ hoặc cần một môn học gọi là môn “tin học” ở nhà trường phổ thông không?
* Máy tính đem lại cái gì và làm thay đổi điều gì cho quan niệm dạy và học ở trường phổ thông?
* Có cần và có thể trang bị máy tính đủ cho trẻ em học tập không?
* Những vấn đề trang bị máy tính cho trường học ở các nước đang phát triển gặp phải vấn đề gì? Có khả năng giải quyết vấn đề đó được không?
.v.v.
Nội dung cuộc thảo luận trên mạng sau đây được tôi lấy từ nguồn
http://www.olpctalks.com/seymour_papert/seymour_papert_usinfo.html
có thể rất hữu ích cho các bạn muốn tìm hiểu về những vấn đề “giảng dạy tin học ở trường phổ thông”, như cách người ta hiện nói.

Đây là một cuộc thảo luận , gần giống với một cuộc phỏng vấn giữa nhiều người – có lẽ là ở nhiều nước – với Seymour Papert. Đồng ý hay không đồng ý với các quan điểm nêu ra trong cuộc thảo luận chưa phải là vấn đề bạn hay tôi cần quan tâm. Cái mà các bạn cần quan tâm là cách tổ chức học tập về một vấn đề. Vì lẽ đó trong bài dịch này tôi sẽ giữ nguyên diễn tiến của cuộc thảo luận, như một nguyên mẫu của một quá trình tổ chức học, của một phương pháp học hiện đại. Còn nếu bạn quan tâm tới việc bảo vệ hay phê phán các quan điểm nêu ra ở đây xin chờ các bản dịch tôi sẽ đưa ra khi nào tôi có thể dịch xong – Đó là một công việc cần thời gian và khá cực nhọc trong hoàn cảnh tôi bị chèn ép bởi nhiều công việc sự vụ ngán ngẫm và chán phèo khác. Tuy nhiên tôi sẽ cố gắng. Trong trường hợp các bạn muốn xem trước nguyên văn bằng tiếng Anh xin truy cập:

1) www.cite.hku.hk/events/doc/2003/edu-ministry.doc
Construct Knowledge and Nurture Creativity Education Theory and Case studies
Eugene J. Zhang
Former NASA engineer, Author of “Young Robotics Engineer”
International Robot Olympiad Committee Member
Managing Director – Semia Technology Limited
semia@hktrade.com

2) www.stager.org/articles/acecshark2006.html
Has educational computing jumped the sharK?
Gary S. Stager
Pepperdine University Graduate School of Education and Psychology 21825 Barbara St. Torrance, CA 90503 USA Email: gary@stager.org
Presented at ACEC 2006 - Cairns, Australia - October 2, 2006
Các bạn cũng có thể tìm thấy các bài báo, công trình của Seymour Papert tại:
trong đó có bài đáng xem nhất - theo thiển ý của tôi - là :

(hết phần của Vương Đức Bình)
Seymour Papert, giáo sư danh dự tại Phòng thí nghiệm Phương tiện truyền thông của Học viện Kỹ Thuật Massachusetts (MIT) và là cố vấn cho dự án "Một máy tính xách tay cho mỗi trẻ em"(One Laptop Per Child - OLPC), trả lời các câu hỏi về thiết bị có thể làm thay đổi việc giáo dục tại các nước đang phát triển trong trang Webchat USINFO số ngày 14 tháng 11.

Tiếp sau đây là bản tốc kí (cuộc trao đổi đó):
U.S. DEPARTMENT OF STATE
Văn phòng các chương trình tin học quốc tế
Bản sao USINFO Webchat
Sự phát triển kỹ thuật số: Bằng cách nào Laptop 100 USD có thể làm thay đổi việc giáo dục.
Khách mời: Seymour Papert.
Ngày: 14 tháng 11 năm 2006
Thời gian: 9:30 sáng (giờ phía đông)

Điều phối viên: Hôm nay chúng tôi mời các bạn đến với Webchat “Dự án Một laptop cho mỗi trẻ em – OLPC project”. Tiến sĩ Seymour Papert là một cố vấn của dự án, và chúng tôi cảm ơn ông đã kết nối với chúng tôi. Các bạn có thể có thể đặt ra các câu hỏi cho tiến sĩ Papert vào bất kì lúc nào, sau đó xin kết nối với chúng tôi trong khoảng từ 9:30 sáng đến 10:30 sáng (giờ phía đông) ngày 14 tháng 11 để xem các trả lời của ông.

Seymour Papert: Hôm nay chúng ta sẽ nói về sáng kiến mang lại máy tính xách tay cho mọi trẻ em trên toàn thế giới. Mọi người sẽ hỏi tại sao, tại sao bạn lại muốn trao máy tính cho trẻ em tại nhiều nơi mà ở đó ngay cả để có sách còn khó nữa là?
Nếu các bạn nghĩ về những người làm việc với tri thức – làm việc với tri thức theo nghĩa mọi công việc liên quan đến viết lách, con số hoặc với thông tin – là mọi người, trừ bọn con nít, buộc phải dùng máy tính như một phương tiện tự nhiên thì câu trả lời là … rằng bạn đã đặt sai câu hỏi.
Ai cũng biết đấy là cách hiệu quả để làm việc với tri thức. Vậy, nếu chúng ta muốn đưa trẻ em của thế giới vào nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức thì máy tính là cái duy nhất để làm điều đó.

Hỏi [MLS86]: Nếu tôi sống ở một nước tại đó tôi muốn có các laptop này, bằng cách nào tôi có thể có chúng chứ? Chính phủ của tôi có mua chúng không hoặc mỗi trường học có thể mua chúng không?

Trả lời: Vào thời điểm này chỉ có các chính phủ là có thể mua chúng. Các kênh thương mại muốn có thứ này hoặc các máy tương tự sẽ được phát triển sau.

Hỏi [JACorrea]: Tôi có nghe nói đến laptop chạy Linux. Ông có xem xét đến việc tạo ra phiên bản chạy Windows CE? Cũng vậy, cái laptop này sẽ cần các phần mềm đặc biệt hoặc nó có thể chạy các phần mềm xử lí văn bản, bảng tính hay các phần mềm khác (mà) ông có thể chạy trên bất kỳ hệ thóng Linux nào khác?

Trả lời: “Ông có xem xét đến việc tạo ra phiên bản chạy Windows CE?”
MỌI SỰ LỰA CHỌN ĐỀU ĐÃ ĐƯỢC XEM XÉT MỘT CÁCH CẨN THẬN. Microsoft đã được trao một cơ hội để tạo ra một hệ điều hành. Nhưng nó phải là mã nguồn mở và họ đã từ khước (việc ấy). Dĩ nhiên là người dùng có toàn quyền thay đổi hệ điều hành.
Trả lời: “nó có thể chạy các phần mềm xử lí văn bản, bảng tính hay …”
Nó sẽ được giao với một bộ các thứ hay ho như thế.

Hỏi [Yahya]:Ông tính duy trì việc sử dụng các Laptop này bằng cách nào trong các cơ sở của chúng tôi trong một thực tế kinh nghiệm là chúng tôi bị sự cố về điện hoài?

Trả lời: Hai đáp ứng đối với sự cố về điện:
- Mức tiêu thụ năng lượng thật thấp để có thể hoạt động lâu hơn bằng pin.
- Máy phát điện quay tay (giống như radio dùng quạt gió) để cung cấp cho pin.

Hỏi [Martha]: Đây là một ý tưởng dị thường, nhưng những hỗ trợ kỹ thuật gồm những gì? Chắc chắn là các máy tính – phần cứng hay phần mềm - lúc nào đó có thể trở nên rối nùi.

Trả lời: Tôi tin vào “Sức mạnh của con trẻ”. Hệ thống giáo dục của chúng ta đánh giá thấp con trẻ. Nó “trẻ dại hóa” chúng bằng cách giả thiết là chúng không đủ năng lực. Một đứa trẻ 8 tuổi có thể thực hiện đến 90% hỗ trợ kỹ thuật và 100% đối với đứa 12 tuổi. Và điều này không phải là sự bóc lột con trẻ: nó cho chúng một kinh nghiệm học tập mạnh mẻ.

Điều phối viên: Chúng ta sẽ trở lại trong vài phút nữa. Như các bạn thấy, Tiến sĩ Papert đã trả lời một số các câu hỏi đầu tiên.

Hỏi [Daniel Iglesias]: Dự án OLPC về sử dụng Laptop 100 USD trong giáo dục bao gồm những gì? Cái giá đó có bao gồm cả phần mềm giáo dục không?

Trả lời: Dĩ nhiên ở đây là một trường đại học, một máy tính phổ biến nối với Interrnet. Vì vậy mọi thứ phần mềm được xem xét như phần mềm giáo dục đều có (cài đặt). Nhưng một câu trả lời sâu hơn cho câu hỏi này là một phần mềm “đúng” là phần mềm giáo dục thì không phải là phần mềm làm riêng cho trẻ em.
Trình duyệt web là một phần mềm giáo dục tại vì nó cho mọi người ở mọi lứa tuổi lấy được thông tin. Một chương trình máy tính, đơn giản như ngôn ngữ LOGO hoặc squeak, là phần mềm giáo dục bởi vì nó cho phép mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, thu được kinh nghiệm làm chủ được máy tính.
Vâng, vậy thì câu trả lời của tôi là: một phần mềm giáo dục đúng là một phần mềm giáo dục không phải là thứ được làm cho các trường học mà là thứ được làm cho mọi người.

Hỏi [Charbax]: Mỗi trường học một server sẽ làm việc ra sao? Phải chăng bao gồm một đĩa cứng bự sự mà mọi học viên chia sẻ để lưu trữ các file “bự sự” của họ? Phải chăng nó chứa các nội dung như video tải về từ Interrnet? Phải chăng Google tạo ra phiên bản Laptop 100 USD cho Google Video Player?

Trả lời: Vâng, Mỗi trường học sẽ có một server có thể lưu trữ tạm một khối lượng lớn thông tin. Tôi không biết gì về Google.

Hỏi [Talas Ordosu]: Giá hệ điều hành đó cở chừng bao nhiêu?

Trả lời: Nó được xem như một thành phần của máy tính: miễn phí.

Hỏi [Bishkek_IRC I am Manas]: Ông đã trả lời rằng chỉ có chính phủ mới có thể mua nó, nhưng tại sao các văn phòng và các tổ chức không thể mua nó?

Trả lời: Chúng tôi đang phải làm cho hoạt động này đơn giản đến mức có thể được, và như vậy để bắt đầu chúng tôi chỉ có thể làm với các đơn hàng rất lớn. Chúng tôi không thể chế tạo đủ cho mọi người ngay trong một lúc. Vậy thì cách dễ nhất là có các đơn hàng cả triệu máy một lần của các chính phủ, (đơn hàng) có ưu tiên.

Hỏi [Robert]: Quả thật là một ý tưởng lớn để thay đổi nền giáo dục, đặc biệt là ở các quốc gia như I-rắc hoặc Afghanistan.

Hỏi [Kuba]: Tôi thấy ông vừa cho rằng hiện nay chỉ có các chính phủ là có thể mua chúng (Laptop 100 USD). Xin tha thứ cho sự bi quan của tôi nhưng nhiều chính phủ ở các nước cần tăng cường kỹ thuật nhất lại vô đạo và không đáng tin cậy. Có gì ngăn ngừa rằng các máy tính này lại không tái xuất hiện ở các chợ địa phương hoặc bị sử dụng sai bởi chính phủ hoặc các quan chức vô đạo. Sự bảo an là gì?

Trả lời: Chúng tôi đang làm bằng mọi cách tốt nhất để máy tính đến được mọi trẻ em trên thế giới. Chúng tôi không có quyền lực kiểm soát xem chính phủ nào là vô đạo. Có sự bảo an. Các máy móc được bảo an bằng nhiều cách để chống lại sự ăn cắp, nhưng cuối cùng nếu chính phủ của các nước không bảo vệ nó, thì chúng tôi không có việc gì phải làm ở đó cả. Một sự bảo vệ chống lại kẻ cắp là các máy tính này sẽ không giống với bất kì máy tính nào khác. Và bởi vì chúng chỉ được bán cho các chính phủ, kẻ nào có một cái máy tính ăn cắp sẽ lộ rõ mười mươi trước sự dò xét của mọi người.

Hỏi [Talas Ordosu]: Tôi có một câu hỏi căn bản là ai sẽ trả cho chi phí Internet ở các nước nghèo?

Trả lời: Các máy tính sẽ có mạng cục bộ thiết kế sẳn bên trong sao cho mọi máy tính trong một thôn hoặc một làng có thể nói chuyện với nhau và có thể kết nối với trường học không cần thông qua Internet. Thế thì giao tiếp cục bộ là miễn phí. Chả ai phải trả cái gì cho nó cả. Giao tiếp Internet là cái gì ở ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi.

Trả lời: Tôi hoàn toàn đồng ý với Robert, và chúng ta tin rằng, về lâu dài, trao máy tính cho mọi trẻ em trên toàn cầu sẽ làm giảm hổn loạn và bạo lực.

Hỏi [Charbax]: Camera được thiết kế sẳn có thể dùng cho hội nghị video không và trẻ em có thể làm một vài phim mà chúng có thể đưa lên Interrnet không?

Trả lời: Nó có thể dùng cho hội nghị video. Vâng, vâng …Trẻ em sẽ có khả năng làm phim mà chúng có thể đưa lên các máy tính (trong mạng) cục bộ khác và lên net.

Hỏi [George Wilcox]: Tôi làm việc với Bộ giáo dục Thái Lan. Ai là người họ cần liên hệ để đặt những đơn hàng lớn?

Trả lời: Chính phủ Thái Lan đang sẳn sàng đàm phán với OLPC. Tôi sẽ có mặt ở Thái, tôi nghĩ rằng … trong tuần đầu tháng 12, và có lẽ ông sẽ muốn gởi e-mail cho tôi. Có thể chúng ta sẽ gặp nhau. Tôi sẽ ở đó trong bốn ngày. Xin làm ơn, thưa ông Wilcox, gởi cho tôi địa chỉ của ông trong e-mail để chắc rằng chúng ta có thể tiếp xúc với nhau.

Hỏi [davehat]: Khái niệm OLPC ăn khớp với các ý tưởng của ông về cách trẻ em học tập gần đến mức nào? Hơn nữa, đặt ra tiêu điểm học tập hướng tới trẻ em, hoặc “qua công việc” - Vai trò của lớp học và của người dạy là gì trong một quốc gia “Mỗi trẻ em một máy tính”?

Trả lời: Khái niệm OLPC hiện thực ý tưởng rằng trẻ em có thể gánh lấy sự học của bản thân. Làm phim, giao tiếp, tạo các chương trình của riêng mình, trẻ em của chúng ta sẽ gánh lấy tri thức. Tôi tin rằng, có các máy tính của riêng mình – mõi trẻ em sở hữu máy tính và có nó suốt ngày – là cách duy nhất chúng ta có thể trao quyền học tập thực sự theo hướng lấy người học làm trung tâm.
Vai trò của người thầy trở thành người cùng học. Để rồi, người dạy, như một cách nói, là kẻ trưởng thành với các kinh nghiệm học tập sẽ kết nối với trẻ em khi học các bài mới mà chẳng ai trong họ đã biết qua trước đó (bài này).
Và đó là cách tốt nhất để học tập, học tập với người nào đó đã có kinh nghiệm.

Hỏi [Talas Ordosu]: Nếu ông lập kế hoạch để cung cấp laptop cho mọi trẻ em trên thế giới ông phải cần một sự hỗ trợ tài chính khổng lồ, thế ai là người tài trợ?

Trả lời: Sự kết nối sẽ là không dây. Mỗi máy tính có thể nhận và gởi các thông tin không dây. Vậy thì mọi máy tính trong một khu vực, giả thiết rằng luôn luôn có một máy tính khác trong phạm vi một kilometre quanh bạn, mọi máy này sẽ tự động kết nối (không dây). Ông hỏi về sự hỗ trợ tài chính cho việc cung cấp laptop cho trẻ em toàn cầu. Tôi thấy có hai phần của câu trả lời. Một là, các quốc gia giàu có của thế giới phải cung cấp laptop cho mỗi trẻ trên toàn cầu. Hai là, tuy nhiên, trong bất kì trường hợp nào, theo cái nhìn của tôi rằng laptop đã trở thành rẻ đến nổi mọi quốc gia đều có khả năng ban phát nó cho trẻ em..
Chúng ta có thể làm cho nó (máy tính) đủ rẻ sao cho cái gì đang sẳn sàng chi trong giáo dục hiện nay sẽ cũng đủ rẻ một kiểu như vậy sao cho nó có thể cung cấp máy tính trong phạm vi ngân sách hiện dành cho giáo dục[1].

Hỏi [dc]: Nhiều người đặt tiêu điểm trên hỗ trợ kỹ thuật, phân phối, và những thứ tương tự. Nhưng đây là một dự án học tập. Ông nghĩ điều gì dân chúng có thể làm để thực sự cải thiện môi trường học tập của trẻ em sẽ nhận các laptop?

Trả lời: Tôi hy vọng rằng sự kết nối sẽ cho phép mọi người có hiểu biết đặc biệt trong cộng đồng làm cho điều này khả thi cho trẻ em như là một phần của sự học tập của chúng.
Sự kết nối của các máy tính đó và thực tế là các máy đó ở nhà của bọn trẻ sẽ làm chuyển đổi toàn bộ cộng đồng, dù là một thôn xóm bé tẹo hay một thành phố lớn, thành một cộng đồng học tập.
Ý tôi là tất cả ai muốn đều có thể chia sẻ tri thức và tham gia vào việc giúp đở người khác học tập.
Hỏi[George Wilcox]: Trong các chính phủ khác nhau ai là người mà với một sự liên hệ có thể tìm ra người đang nhận các máy tính đó?
Trả lời: Bộ Giáo Dục biết. Nếu ông không thể lấy thông tin ở đó, hãy gởi (cho tôi) e-mail và tôi sẽ cố gắng thử tìm cái đó cho ông.
Hỏi [Jean2]: OLPC có kế hoạch nào để tái chế các PC100 USD đó sau khi chúng bị hỏng hoặc trở nên lỗi thời? Tôi phát ốm khi nghĩ đúng là hàng triệu máy tính bằng nhựa không thể tự hủy và các chi tiết độc hại của chúng làm suy kiệt đất đai, rút vào nước ngầm, trẻ con nhặt chúng lên. Cảm ơn.
Trả lời: Chúng tôi hết sức bận tâm về chuyện môi trường nhưng chúng tôi không thể giải quyết mọi việc cùng một lúc được. Tốt hơn hết nên đưa các máy tính đó đến tay của bọn trẻ thay vì ngồi và bận tâm làm sao giải quyết bài toán loại bỏ trước khi nó (máy tính) đến được đó.
Hỏi [Talas Ordosu]: Có loại màn hình siêu bảo vệ nào có thể cung cấp một sự bảo vệ tuyệt vời không?
Trả lời: Tôi không nghĩ rằng sự bảo vệ dành cho màn hình là cần thiết. Không có bằng chứng cho thấy màn hình gây bất kì nguy hại nào cho ai. Và như vậy chẳng cần một loại bảo vệ siêu việt nào cả.
Hỏi [Charbax]: Xin ông đưa lên thêm một số video về các thiết bị của OLPC. Chúng tôi rất háo hức xem nó trông như thế nào, hoạt động ra sao, phản ứng đầu tiên như thế nào và ... nhiều hơn nữa. Tôi nghĩ video trên Internet là cách hay nhất để OLPC giữ các người hâm mộ được cập nhật (thông tin) và nhiều người trở nên thích thú hơn.
Hỏi [Talas Ordosu]: Tôi không rõ lắm là trẻ em có được cấp miễn phí laptop hay không hay là ông cho rằng 100 đô la không phải là một món tiền lớn và ai cũng có thể đủ khả năng có nó.
Trả lời: Các chính phủ vừa thảo luận về vấn đề này với OMPC[2] đã thảo luận nó như là một phần của dự án trao miễn phí máy tính cho trẻ em. Cách tôi suy nghĩ về giá của máy tính là, nếu một máy tính 100 USD có thể sử dụng trong 5 năm, tức 20 USD/năm. Trong vài năm tới, chúng tôi sẽ chế tạo các máy tính 50 USD sử dụng trong 10 năm tức 5 USD/năm, và mọi nước có thể đủ khả năng trao thứ miễn phí này cho trẻ em của họ. Còn họ có làm hay không là ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi.
Hỏi [Charbax]: Ông cũng có thử nghiệm WiMax trong các thiết bị chứ? Có khả năng mạng lưới WiMax không? WiMax di động tiêu thụ pin như thế nào so với WiFi?
Trả lời: Khả năng mạng lưới đang được thử nghiệm kỹ lưỡng. Máy tính (này) dùng rất ít năng lượng pin so với bất kì máy tính nào khác đang có (dùng) cho liên lạc.
Hỏi [Kuba]: Chương trình này trông giống như một ví dụ khác của hiệu ứng “trò chơi nhảy cóc” của kỹ thuật vượt quá các điều kiện thực tế. Với suy nghĩ đó, liệu dự án của ông có giữ liên hệ với cộng đồng phát triển quốc tế và các tổ chức phi chính phủ (NGO Non-Government Organization) sao cho thời gian và nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Có thể là sự phí phạm nếu để các NGO xúc tiến phân phối “bảng đen” trong khi họ có thể băng tới trước nhiều năm và giúp phổ biến các máy tính đó.
Trả lời: Tôi nghĩ rằng dự án này là khác biệt so với mọi dự án vĩ mô khác về đem lại kỹ thuật cho các nước đang phát triển. Lý do ở chỗ cái kỹ thuật sẽ nằm trong tay của trẻ em – trong tay của người dân muốn học để sử dụng nó vì lợi ích của chính họ. Và tôi nghĩ sự sáo rổng cho rằng dự án phát triển lớn sẽ không thực hiện được tại vì đi quá khả năng thực tế của dân chúng, sẽ không thể áp dụng cho trường hợp này bởi vì trẻ em chính là các điều kiện thực tế. Trẻ em muốn học, và chúng luôn là các học viên tốt nhất.
Hỏi [Michael]: Có một điều trẻ em – và nhiều người lớn – đôi khi có vẻ như phải vật lộn với cách bố trí của bàn phím QWERTY, cái laptop mới này sẽ cung cấp sự bố trí thay thế chứ, chẳng hạn như ABCDE .v.v.?
Trả lời: Bàn phím sẽ là QWERTY. Kinh nghiệm cho thấy khi trẻ em có máy tính suốt thì làm chủ bàn phím không phải là một vấn đề. Nó chỉ là vấn đề khi chúng chỉ được truy cập máy tính một cách giới hạn ở phòng học, dưới sự giám sát của các thày cô. Khi máy tính là của riêng chúng và chúng hảnh diện vì nó và chúng muốn sử dụng nó, chúng sẽ học làm sao để sử dụng nó.
Hỏi [Bishkek_IRC Manas]: Lại nữa, có nguy hại nào không cho sức khỏe trẻ em (sự phát triển tâm lí) khi sử dụng máy tính suốt ngày suốt tháng?
Trả lời: Không có bằng chứng cho thấy có bất kỳ nguy hại nào.
Hỏi [Talas Ordosu]: Phải chăng điều này dẫn đến người dân nào cũng có nghĩa vụ dạy học?
Trả lời: Chắc chắn là thày cô ở mọi nước phải có nghĩa vụ dạy học rồi. Nhưng đem máy tính về nhà có nghĩa là toàn bộ cộng đồng có thể trở thành có nghĩa vụ dạy học.
Hỏi [Charbax]: Việc hỗ trợ trình chiếu video của thế hệ Laptop 100 USD đầu tiên tốt ra sao? Nó có thể chạy DivX và trình chiếu ở mức phân giải DVD?
Trả lời: Trình chiếu video tốt ra sao. Được rồi, nó sẽ không tốt như các màn hình chất lượng cao đang tồn tại trên thế giới. Nhưng nó sẽ tốt hơn đủ cho mọi thứ tôi từng làm với máy tính, và tôi nghĩ nó sẽ tốt hơn cái đủ tốt để là một công cụ học tập vĩ đại cho trẻ em.
Hỏi [Talas Ordosu]: Sẽ có điều phối viên nào không hoặc một kiểu kiểm soát nào đó bởi vì một số trẻ em kì quái và có thể quay từ giáo dục qua giải trí (không học mà chơi game hoặc xem phim con heo)?
Trả lời: Chúng tôi hình dung 100 triệu laptop vào tay của trẻ em chỉ trong ít năm thôi. Thiệt là vô phương cho chúng tôi ngay cả nghĩ đến điều phối hết tất cả cái gì bọn trẻ đó đang làm. Không còn nghi ngờ gì nữa trong mỗi quốc gia và mỗi cộng đồng một số hành động có tính chất địa phương sẽ được thực hiện, và đó là cách thích hợp nhất phải làm. Tôi muốn sửa sai cho cái tôi vừa nói. Loại điều phối thích hợp nhất chính là bản thân bọn trẻ. Chính tự bọn trẻ có thể kiểm soát về cách sử dụng máy tính tốt nhất, và ngăn ngừa cái được ông gọi là sự kì quái.
Hỏi [Talas Ordosu]: Có khi nào ông nghĩ rằng ông sẽ là kẻ đồng tình với các nhà cung cấp dịch vụ Interrnet và các công ty điện thoại di động không?
Trả lời: Có.
Hỏi [Edward.Cuffy]: Chúng ta có thể nới rộng chương trình này cho Liberia không, nơi mà Bill Gates vừa mới hứa hẹn xây dựng 15 trung tâm máy tính học tập trên toàn cõi Liberia cho trẻ em là những người theo thống kê hiện nay đã được chứng minh là nguồn tài nguyên về nhân lực có kỹ năng cần thiết cho kinh tế Mỹ. Chương trình Diversity Visa đã chứng minh điều đó và người Liberia đã chứng minh họ đáng giá ở Mỹ
Trả lời: Chúng tôi hy vọng chính phủ Liberia liên kết với cách tiếp cận OLPC. Chúng tôi hy vọng mọi thứ Bill Gates làm sẽ không phải là sự cạnh tranh. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng xây dựng 15 trung tâm máy tính học tập ở nước đó, dĩ nhiên, là rất tốt, tốt hơn là không có gì. Nhưng tốt nhất vẫn là mỗi trẻ em có cho mình một máy tính.
Hỏi [Michael]: [Thêm nữa] Logo và squeak. Tôi tin là một số trường học có kinh nghiệm thành công cho trẻ em lập trình phim Flash. Có kế hoạch nào không cho môi trường lập trình Flash của Laptop?
Trả lời: Tôi tin là chúng tôi có thể làm tốt hơn Flash. Chúng tôi chắc chắn sẽ có phần mềm viết cho các máy tính này làm được mọi thứ Flash đã có thể làm.
Hỏi [Charbax]: Bọn trẻ có thể tự động tải xuống và cài đặt các nâng cấp cho phần dẽo và phầm mềm không?
Trả lời: Nguyên lí của chúng tôi là mở, mở, mở. Trẻ em có thể tải xuống bất cứ thứ gì và mọi thứ.
Hỏi [Bishkek_IRC]: Có hạn chế độ tuổi sử dụng Laptop không? Tôi muốn nói từ tuổi nào thì có thể sử dụng các máy tính?
Trả lời: Tôi hỏi một câu hỏi khác. Có tuổi nào để được sử dụng sách, bút chì hay giấy? Câu trả lời hiển nhiên là không. Cái cần làm là phát triển các nội dung và hoạt động thích hợp cho các tuổi nhỏ, nhưng không cần hạn chế nào về tuổi.
Hỏi [davehat]: Ông nghĩ sao về lời kêu gọi hiện nay của Hội đồng quốc gia các nhà giáo dạy toán (NCTM - National Council of Teachers of Mathematic) rằng các trường nên thay đổi tiêu điểm từ suy nghĩ sáng tạo sang trở về dạy các kỹ năng cơ bản.
Trả lời: NCTM chưa hiểu vai trò của máy tính. Có lẽ NCTM vẫn còn thuộc về thế kỹ XX, nếu không phải là còn xa trước đó. Tôi nghĩ lời kêu gọi của NCTM hoàn toàn sai. Tôi nghĩ lí do tại sao có sự xung đột giữa suy nghĩ sáng tạo và toán học cơ bản là vì họ vẫn cố gắng làm toán bằng viết chì và giấy. Trong môi trường viết chì và giấy, rất khó mà sáng tạo với toán học. Cái đóng góp lớn nhất của máy tính là bây giờ có thể dùng các ý tưởng toán học để làm các thứ mà bọn trẻ quan tâm. Làm ra các trò chơi của mình, Làm ra tác phẩm nghệ thuật, Chuyển toán học trong các hoạt động này thành các công cụ hữu ích cho cái gì đó bọn trẻ thực sự quan tâm.
Đó là bí mật của giáo dục toán học. NCTM đúng là bị mù bởi vì họ giả thiết rằng toán học luôn luôn phải làm bằng viết chì và giấy. Họ không chịu hiểu rằng máy tính đang làm thay đổi sân chơi.
Hỏi [wunschmm]: Huấn luyện thày và trò sử dụng Laptop ra làm sao?
Trả lời: Nói cho cùng, họ tự huấn luyện lấy họ. Người này sẽ dạy người kia. Có cả đống, cả chục triệu người trên thế giới mua máy tính và học cách sử dụng nó mà chả có ai dạy cho họ cả. Tôi có niềm tin vào năng lực học tập của trẻ em.
Hỏi [Larisa]: Đứa con trai 12 tuổi của tôi khá nhuyển với máy tính và Internet. Ý là, Tôi đã mua cho nó một cái laptop. Nó muốn học tiếng Anh (tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng nào đó) với bạn của nó mà gia đình đó không có khả năng sắm máy tính. Ông nghĩ nên bắt đầu như thế nào? Chúng cần lời khuyên của tôi (trong nước tôi một số trẻ vẫn còn xem cha mẹ là cố vấn số một và tốt nhất :) ) Làm sao để tôi có thể giúp chúng thực hiện điều đó một cách hiệu quả nhất?
Trả lời: Thưa bà Larisa, tìm một cái máy tính ở đâu đó, cũ cũng được, chậm cũng được. Tìm một cái máy tính và cho bọn trẻ đó dùng nó để cài phần mềm trong các ngôn ngữ khác nhau và đặc biệt là để chat với những đứa trẻ khác trong các ngôn ngữ khác.
Hỏi [Bishkek_IRC]: Nếu chúng tôi làm bằng phương pháp của ông thì chúng tôi có thể tìm tài liệu ở đâu?
Trả lời: Google [và] theo thời gian đưa ra các máy tính chúng tôi sẽ đặt các site để tìm kiếm tài liệu học tập. Tôi đang làm việc vất vã cho dự án này. Hiện nay số lượng các tài liệu học tập xuất hiện trên Internet thì mênh mông. Nhưng cái đang thiếu là một chỉ dẫn cho phép tìm kiếm những mảnh phù hợp với các mục đích riêng lẻ. Chúng tôi đang đối phó với bài toán này.
Điều phối viên: Trao đổi hôm nay là kì đầu trong chuỗi ba kì “Sự phát triển kĩ thuật số”. Hãy kết nối với chúng tôi cho lần trao đổi kế tiếp “Sự phát triển kĩ thuật số: Tự do ngôn luận, Internet, và sự kiểm duyệt trong không gian điều khiển”. Cuộc trao đổi diễn ra vào ngày mai, 15 tháng 11 lúc 15:30 GMT. Tìm hiểu qua webchats của chúng tôi.
Q [Talas Ordosu]: Hiện nay người ta đánh cắp ý tưởng và kỹ thuật của ai đó rất nhanh. Ông có bao giờ nghĩ đến một vấn đề - Sẽ ra sao nếu chương trình này hoạt động và đẻ ra nhu cầu, có thể ai đó quyết định kiếm tiền nhẹ nhàng bằng cách cung cấp các laptop 100 USD kém chất lượng?
Trả lời: Nếu người ta đánh cắp ý tưởng rằng các máy tính có thể rẻ, chúng tôi sẽ vui lòng lắm. Mục đích của chúng tôi không phải là khống chế thị trường. Chúng tôi muốn thấy các máy tính đến được các nơi. Nếu người ta làm các máy tính kém chất lượng, chúng tôi quả quyết là trẻ em trên thế giới sẽ biết phán xét như thế nào và vứt nó đi.
Hỏi [davehat]: Theo ý ông, phải chăng học cách sử dụng máy tính chia sẻ cùng một quá trình học tập trẻ em dùng để học.
Trả lời: Tôi tin rằng trường học là một cách phi tự nhiên để học. Tôi tin rằng sự học một cách tự nhiên là cái gì xảy ra trước và sau trường học. Nhưng có nhiều điều không thể học trong môi trường ở nhà. Trường học trở thành cần thiết bởi vì một số điều không được “nhúng” vào nền văn hóa của đời sống thường nhật của chúng ta nên trẻ em không thể học được chúng.
Máy tính bành trướng rất lớn cái gì đó trong giáo dục đời sống của trẻ. Cái điều mà máy tính làm là làm cho nó khả thi cho học tập tự nhiên, đúng nghĩa học mà không có dạy, không bị dạy, được mở rộng [phơi bày] đến một phạm vi lớn hơn của tri thức. Tôi nghĩ khi chúng ta nhìn bọn trẻ tự học, sử dụng máy tính và chơi các trò chơi hết sức phức tạp, và vượt qua các vấn đề kỹ thuật, chúng ta thấy chúng thực hành cùng một khả năng học tập tự nhiên đã cho phép chúng học nói, học vòi vĩnh bố mẹ, tìm đường quanh nhà, .v.v. mọi chiêu chúng học được ngoài trường học. Đó chính là học một cách tự nhiên.
Tôi hoàn toàn đồng ý với gợi ý của Davehat rằng khi chúng học với máy tính, chúng có thể tập kỹ năng học tập tự nhiên này. Vậy đó, sự va chạm lớn khi giao phó nhiều máy tính dưới sự kiểm soát của trẻ em là để xúc tiến học tập, học tập. Chúng ta sẽ xúc tiến việc học để trở thành người học tốt hơn, và đó chính là kỹ năng quan trọng nhất trong thế giới đang đổi thay nhanh chóng.
Ngày xửa ngày xưa, học đường hy vọng rằng trẻ em phải đi vào đời, biết làm những gì chúng đã được học. Trong một thế giới đổi thay nhanh chóng chúng phải đi ra ngoài, biết phải làm sao với cái chúng không được dạy. Nói cách khác, đi ra ngoài đã là kỹ năng học tập để làm việc và xử lí những tình huống chưa bao giờ có trước đó.
“Học, học nữa” đó là khẩu hiệu tối thượng cho nền giáo dục của tương lai.

Xin cảm ơn tất cả các bạn vì đã tham gia và đặt ra cho tôi những câu hỏi tuyệt diệu để suy nghĩ. Trong khoảng hai tuần nữa tôi sẽ đưa lên website OLPC một số suy tư sâu hơn về nhiều câu hỏi đã nêu ra ở đây.
Xin cảm ơn tất cả.
Điều phối viên: Cảm ơn Tiến sĩ Papert hôm nay đã kết nối với webchat. Bây giờ webchat bị đóng lại. Làm ơn ghé thăm Webchat Station USINFO là nơi mà bản tốc kí webchat sẽ được đưa lên (post) chỉ trong một ngày làm việc. Và xin kết nối với chúng tôi trong phiên thảo luận thứ hai của chùm thảo luận này sẽ diễn ra vào ngày mai.

(Khách mời được chọn do (họ) là chuyên gia, các quan điểm là của riêng khách mời và không nhất thiết phản ánh quan điểm của U.S. Department of State)

Chú thích:
[1] Chỗ này có vẻ như Papert lúng túng trong lập luận nên câu văn hơi tối, lủng củng, luộm thuộm … rất khó dịch! (Vương Đức Bình)
(Nguyên văn: We should be able to make them inexpensive enough so that what is already being spent on education will be the same kind of inexpensive enough so that it will be possible to provide computers within the budgets that are now being used for education.)
Nếu tôi không quá tệ và hiểu đúng ý Papert thì lẻ ra câu này phải là:
We should be able to make them inexpensive enough so that it will be the same kind of inexpensive of what is already being spent on education such that it will be possible to provide computers within the budgets that are now being used for education.

[2] Trong ngữ cảnh của đối thoại này tôi không hiểu OMPC là viết tắt của nhóm từ nào, không rõ có phải “One Machine Per Child” không? Hay người ta đã ghi nhầm OLPC thành OMPC? (Vương Đức Bình)

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2008

Vì sao học sinh Phần Lan giỏi nhất?

(Bài này trích từ TuoiTre Online. Đây là một bài khiến ta phải nghĩ nhiều đến những gì đang xảy ra cho nền giáo dục của chúng ta. Tôi copy vào đây để ngừa trường hợp TuoiTre Online loại bài này ra khỏi web site của nó mà thôi. Các bạn có thể nhấp vào đường link ở trên để xem trực tiếp bài này ... và các bài thuộc về cùng chủ đề của TuoiTre Online. Tôi không nghĩ rằng TuoiTre Online đặt vấn đề bản quyền của bài này - và tôi cũng không dùng bài này cho bất kì mục đích thương mại nào!)


Học sinh tiểu học Phần Lan được giáo dục trong môi trường tốt nhất - Ảnh: ejournal.eduprojects

TT - Việc học sinh Phần Lan đạt thứ hạng cao trong một cuộc điều tra quốc tế khiến các nhà giáo dục của Mỹ cố tìm lý do đằng sau thành tích tuyệt vời này, theo một bài viết trên Wall Street Journal.
Giáo dục Phần Lan đã trở thành tâm điểm chú ý của thế giới sau ba lần liên tiếp đứng đầu kỳ điều tra của Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) gồm 30 quốc gia phát triển của thế giới. Kỳ điều tra gần đây nhất, đặt trọng tâm vào khoa học, với kết quả được công bố cuối năm ngoái, học sinh Phần Lan đứng đầu về khoa học và đứng ở tốp đầu về toán và đọc hiểu.

Các học sinh trung học ở Phần Lan mỗi tối mất không tới nửa giờ để làm bài tập về nhà. Ở đất nước này học sinh không bị phân biệt sang hèn, và cũng không có những nghi thức đọc diễn văn từ biệt khi rời trường trung học.
Cũng không có chuông điểm danh và không hề có trường chuyên, lớp chọn. Hầu như chẳng có những kỳ kiểm tra, phụ huynh thì không phải vật vã về trường lớp và trẻ em chỉ đi học khi bước sang 7 tuổi.

Kiến thức là tài nguyên duy nhất
Năng lực học tập khác thường của học sinh Phần Lan trong những năm gần đây đã thu hút các nhà giáo dục từ hơn 65 quốc gia tới thăm Phần Lan chỉ để tìm hiểu những bí mật đằng sau những kỳ tích này, kể cả các quan chức của Bộ Giáo dục Mỹ. Triết lý họ tìm thấy thật đơn giản nhưng không hề dễ thực hiện: đó là giáo viên cần được đào tạo chuẩn mực và học sinh học tập có trách nhiệm.
Khi còn nhỏ, trẻ em hoạt động nhiều nhưng không cần phải có người lớn luôn kè kè ở bên. Và giáo viên soạn ra các bài giảng phù hợp với học sinh ở từng độ tuổi. "Chúng tôi chẳng có dầu mỏ, cũng chẳng có nhiều tài nguyên nào đáng giá cả. Kiến thức là thứ duy nhất mà người Phần Lan có” - bà Hannele Frantsi, một hiệu trưởng, nhấn mạnh đầy vẻ tự hào.
Thế mà về xếp hạng, học sinh trung học Phần Lan luôn đứng đầu thế giới. Học sinh 15 tuổi ở Phần Lan thi chung với 57 quốc gia khác đã giành được điểm số cao nhất. Học sinh của Mỹ xếp ở hạng trung bình của thế giới ngay cả khi các nhà giáo dục Mỹ đã nhồi nhét cho học sinh mình hàng chồng bài tập về nhà, áp đặt hàng lô tiêu chuẩn và luật lệ.
Học sinh Phần Lan, cũng giống các bạn Mỹ, cũng bỏ ra nhiều thời gian để lướt net. Các em cũng nhuộm tóc, cũng sống phóng túng, thích nghe rap và heavy metal. Thế nhưng tới lớp 9, các em đã vượt xa về kiến thức toán, khoa học và đọc hiểu, và về sau, giống như những người dân Phần Lan khác, luôn trở thành những công dân làm việc hiệu quả nhất thế giới.

Tập trung cho học sinh yếu
Hãy lấy hình mẫu từ Trường Norssi, ở thành phố Jỹsky miền Trung Phần Lan. Nhận xét đầu tiên là phương pháp giảng dạy thoải mái và hướng tới những kiến thức cơ bản. Cô học sinh lớp 9 Fanny Salo luôn đạt điểm A và vì không có lớp dành riêng cho học sinh xuất sắc, nên thỉnh thoảng bôi nguệch ngoạc lên vở của mình trong khi chờ đợi các bạn làm bài. Cô rất hay giúp đỡ các bạn học kém hơn trong lớp. "Có thời gian xả hơi một chút trong lớp cũng thú vị”, Fanny nói.
Các nhà giáo dục Phần Lan tin rằng thành tích trung bình của họ cao hơn là vì tập trung cho học sinh yếu, chứ không phải là chăm lo cho học sinh giỏi để chúng vượt hẳn lên các bạn khác. Lý tưởng mà họ muốn thực hiện là các học sinh xuất sắc có thể giúp các bạn học trung bình mà không làm tổn hại tới thành tích của chính các em.
Trường Norssi hoạt động giống như một cơ sở thực tập, hằng năm có khoảng 800 sinh viên sư phạm thực tập tại đây. Các sinh viên sư phạm thực tập trực tiếp với trẻ và thầy cô giáo giám sát từ xa. Giáo viên bắt buộc phải có bằng thạc sĩ và nghề giáo thì mang tính cạnh tranh cao: một vị trí giáo viên có thể phải cạnh tranh với khoảng 40 đồng nghiệp. Lương của giáo viên Phần Lan tương tự như giáo viên Mỹ nhưng quyền tự chủ cao hơn nhiều.
Các giáo viên của Phần Lan được tự chọn sách giáo khoa và được chủ động soạn bài giảng miễn là hướng theo chương trình chuẩn quốc gia. "Ở hầu hết các nước, giáo dục giống như là một nhà máy sản xuất xe hơi. Ở Phần Lan, giáo viên giống như những doanh nhân - họ năng động và chủ động hơn nhiều" - ông Schleicher, giám đốc phụ trách PISA của OECD có trụ sở tại Paris từ năm 2000, so sánh.
Một lý giải cho thành công của học sinh Phần Lan là tính ham đọc sách. Cha mẹ mới sinh con sẽ được chính phủ tặng một giỏ sách mới, có cả truyện tranh. Một số thư viện nằm luôn trong trung tâm mua sắm và xe buýt chở sách phục vụ tới tận những vùng sâu vùng xa là một nét rất riêng và độc đáo của Phần Lan.

Học sinh ít bị áp lực
Học sinh Phần Lan hầu như không bị áp lực phải vào được các trường đại học hàng đầu và cũng không phải lo lắng phải trả học phí cao để vào được những trường danh tiếng nhất. Giáo dục là miễn phí. Chỉ có sự cạnh tranh dựa vào chuyên ngành của trường, ví như trường y chẳng hạn.
Chính vì không phải cạnh tranh để vào những trường điểm đã cho phép học sinh Phần Lan được hưởng một tuổi thơ ít bị áp lực hơn. Trong khi đó các phụ huynh ở Mỹ phải vật vã để đưa bằng được con cái vào trường mẫu giáo tốt, còn trẻ em Phần Lan bắt đầu đi học khi lên 7, muộn hơn một năm so với trẻ em ở Mỹ.
Thế nhưng khi bắt đầu đi học, trẻ em Phần Lan tự lập hơn nhiều. Trong khi các bậc cha mẹ ở Mỹ phải lo đưa con cái tới trường và đón về nhà hằng ngày và phải thu xếp công việc để đi cùng chúng trong những ngày nhà trường tổ chức đi chơi, dã ngoại, thì trẻ em Phần Lan thường tự làm những việc này không cần cha mẹ hỗ trợ.

(NGUYỄN THÀNH HUY dịch )

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2008

Các tài liệu học tập cần thiết

Học viên nên đọc thêm các tài liệu sau:
1. Phương tiện dạy học
Tô Xuân Giáp - Nhà xuất bản Giáo Dục - 2001.
2. Phương tiện kĩ thuật dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở tiểu học (tập 1&2)
Bộ Giáo Dục và Đào tạo - DỰ ÁN PHÁT TRIỄN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
Nhà xuất bản GIÁO DỤC - 2006
Các tài liệu trên có thể tìm thấy tại thư viện mọi trường Cao Đẳng Sư Phạm.
3. Công nghệ thông tin và nền giáo dục tương lai (FUTURE OF EDUCATION, a technopreneur's take on the role of IT in the revolutionising education in Asia).
Saylin Wen - Nhà xuất bản ASIAPAC - SINGAPORE - 2000 - Bản dịch của Ts. Ngô Diên Tập - Nhà xuất bản BƯU ĐIỆN - Hà nội - 2003.

Về nền giáo dục Liên xô (cũ), mặc dù Liên Xô không còn tồn tại, nhưng những tư tưởng tích cực của nó về giáo dục - đặc biệt về vấn đề xây dựng hành vi sư phạm cho người thày giáo - và về những ảnh hưởng sâu sắc của nó đến quan niệm về người thày giáo ở nước ta (cho đến trước khi chúng ta chấp nhận nền kinh tế thị trường!), cần xem và rất nên xem:
4. Người kỹ sư tâm hồn.
Bô-rít Ta-rơ-ta-cốp-xki (Bản dịch của Phạm Đăng Quế và Lê Khánh Trường) - Nhà xuất bản Thanh Niên - 1977.
Tôi không chắc còn tìm thấy quyển này trong thư viện Cao Đẳng Bến Tre, tuy nhiên có thể (với một chút may mắn) tìm thấy ở hầu hết thư viện các trường Phổ thông trung học hoặc Thư viện Nguyễn Đình Chiểu (Thị xã Bến Tre).

Để hiểu thêm về những vấn đề tổ chức giảng dạy trong bối cảnh phát triển công nghệ thông tin - ở mức tổ chức và quản lý giáo dục - nếu có thể nên đọc:
5. CURRICULUM DEVELOPMENT A Guide to pratice (XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC Hướng dẫn thực hành).
Jon Wiles - Joseph Bondi (Bản dịch của TS. Nguyễn Kim Dung) Nhà xuất bản Giáo dục - 2005.
Quyển này cần phải hỏi ở Nhà sách giáo dục.

Các tài liệu khác, bao gồm các phần mềm hỗ trợ giảng dạy và tài liệu on-line cho học phần này có thể download tại Forum của Tổ bộ môn CNTT - CĐBT http://tobomoncntt.freeforums.org/. Tuy nhiên các bạn phải đăng kí là thành viên của Forum trước khi có thể truy cập và có quyền download. Việc đăng kí thành viên là miễn phí.

YÊU CẦU ĐỐI VỚI HỌC VIÊN

Học viên thực hiện các yêu cầu sau:

  1. Viết một tiểu luận về vấn đề: "Tìm hiểu môi trường dạy học và khả năng tổ chức dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm tại trường Phổ Thông Cơ Sở X" (Với X là trường phổ thông cơ sở nơi bạn đang dạy hoặc đang thực tập). Chú ý mô tả hiện trạng của trường phổ thông cơ sở này và các vấn nạn liên quan có thể có khi đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với hướng lấy người học làm trung tâm. Bài làm nên thực hiện bằng MS Word, font unicode: Times new roman, size 12. Có gắng viết súc tích, đầy đủ trong phạm vi 4 trang giấy A4.
  2. Nếu là học viên không được bố trí thực tập hoặc không đang dạy ở một trường nào bạn thay tiểu luận trên bằng bài viết: “Các yếu tố giúp xác định tính chất dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm trong các phương pháp giảng dạy được biết hiện nay”. Bài làm nên thực hiện bằng MS Word, font unicode: Times new roman, size 12. Có gắng viết súc tích, đầy đủ trong phạm vi 4 trang giấy A4.
  3. Xây dựng một giáo án cho một tiết học ở trường phổ thông cơ sở (lớp 6 đến lớp 9), theo phân phối chương trình hiện hành của bộ môn Tin học theo hướng lấy người học làm trung tâm. Bài làm thực hiện bằng MS Word, font unicode: Times new roman, size 12.
  4. Xây dựng một presentation cho một tiết học ở trường phổ thông cơ sở (lớp 6 đến lớp 9), theo phân phối chương trình hiện hành của bộ môn (Tin học/Anh văn/…) theo hướng lấy người học làm trung tâm. Presentation phải có các yếu tố multimedia, animation, và các ghi chú sư phạm cần thiết trong phần Notes. Giới hạn presentation trong khoảng 7 đến 9 slides.
    Các học viên đều phải thực hiện yêu cầu (4).
    Các học viên học phần “Phương pháp dạy học Tin Học” thực hiện thêm yêu cầu ((1) hoặc (2)) và yêu cầu (3).
    Bài làm gởi về: vuongducbinh99@gmail.com trước ngày 30/3/2008.
    Từ ngày 01/4/2008 đến 15/4/2008 học viên nên định kì check mail của mình để có thể kịp trả lời các câu hỏi bổ sung (nếu có ) của người phụ trách.

Sơ lược một số phương pháp dạy học

I. Phương pháp truyền giảng:
Trong phương pháp này người dạy truyền sự hiểu biết của mình - chủ yếu thông qua lời nói - đến tất cả người học trong một lớp một cách đồng thời. Người học cố găng lắng nghe và ghi chép.
Như đã trình bày trong các chương trước, để áp dụng được quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm thì phương pháp dạy học được lựa chọn phải thích hợp trong một môi trường cụ thể với một đối tượng học sinh cụ thể. Chỉ có trong thời kì đầu của lịch sử dạy học khi người dạy chỉ phải làm việc với một người học thì điều đó đó mới khả thi một cách tự nhiên. Tình trạng lí tưởng đó tiếc thay lại không thể tái diễn ít ra là trong thời đại của chúng ta. Thừa kế cách tổ chức dạy học theo kiểu trường - lớp của lịch sử tổ chức dạy học, một thày dạy cho một lớp đông người học, cùng lứa tuổi và trình độ tương đối đồng đều thì thày giáo khó bề chăm lo cho từng học sinh được, khó bề hướng tới từng người học được! Một là: Hoặc hiện nay mỗi thày cô giáo phải quan tâm trước hết đến việc hoàn thành trách nhiệm của mình là “truyền đạt cho hết” những nội dung qui định trong chương trình và sách giáo khoa - những nội dung qui định trong chương trình và sách giáo khoa này đã được ban hành từ trên xuống và hầu như về phía người dạy không được phép thay đổi – thì việc thày “thông báo kiến thức” đồng loạt cho học sinh là một lựa chọn “tự nhiên” nhất. Cách dạy như vậy đẻ ra cách học thụ động, thiên về thuộc lòng, ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ và phê phán. Xã hội phong kiến nông nghiệp và thời kì đầu xã hội tư bản công nghiệp cơ khí hóa mới có thể cần những con người như vậy. Hai là: Hoặc nền giáo dục vẫn phải chấp nhận cách tổ chức dạy học theo kiểu trường - lớp nhưng phải trang bị đầy đủ các phương tiện công nghệ dạy học hiện đại, mà chủ yếu là công nghệ thông tin để người dạy và người học vượt qua được mối quan hệ “một thày - nhiều trò” nhờ vào khả năng tương tác của hệ thống công nghệ đối với từng người học, giữa các người học, giữa thày giáo và từng người học.
Lựa chọn 1 là không thể chấp nhận được trong thế giới đang tiến lên xã hội tri thức như hiện nay nhưng do những yếu tố về tài chính, về tổ chức và về khả năng đào tạo các nhà giáo đủ năng lực, lựa chọn 2 không thể xảy ra trong thời gian ngắn trước mắt. Vậy trong thời gian trước mắt cách dạy truyền giảng sẽ vẫn còn được sử dụng với một vài thay đổi cho phù hợp với hướng “lấy người học làm trung tâm”. Một số trong các cải tiến đó, hướng tới sử dụng nhiều hơn các phương tiện trực quan, hướng tới vấn đáp giữa người dạy và người học, hướng tới giúp người học tăng cường sự tham gia vào quá trình phát triển của bài học. Các phương pháp dạy học đó được gọi dưới một tên chung là “phương pháp dạy học tích cực”. Có thể kể:
o Phương pháp trực quan, thực hành: Người dạy sử dụng các phương tiên trực quan như mô hình, mẫu vật, tranh vẽ,… Các người học, dưới sự hướng dẫn của người dạy (người dạy chỉ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn sự tri giác của người học) trực tiếp thao tác và thí nghiệm trên đối tượng cần quan sát và tự lực tìm ra tri thức mới.
o Phương pháp phát vấn: Là phương pháp trong đó người dạy đặt ra những câu hỏi để người học suy nghĩ và trả lời. Các câu hỏi này thường được chuẩn bị và cân nhắc một cách kỹ lưỡng trong giáo án của người dạy. Căn cứ vào hoạt động nhận thức của người học có thể phân thành 3 phương pháp phát vấn:
* Vấn đáp tái hiện: Các câu hỏi chỉ yêu cầu người học nhớ lại kiến thức đã học, không cần suy luận. Kiểu vấn đáp này không có mấy giá trị sư phạm. Thường chỉ dùng khi cần tạo mối liên kết giữa kiến thức đã học và kiến thức sắp học (hoặc vừa được học).
* Vấn đáp giải thích – minh họa: Nhằm làm sáng tỏ một đề tài đang học nào đó. Người dạy lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh họa. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn.
* Vấn đáp phát hiện (Heuristic): Người dạy dùng một hệ thống câu hỏi đã được sắp xếp hợp lí để giúp người học từng bước phát hiện ra bản chất của vấn đề hoặc tính qui luật của sự việc.
Phương pháp phát vấn sẽ đi gần với quan niệm dạy học lấy người học làm trung tâm nếu người dạy có thể tổ chức để người học đi dần từ chỗ “nghe - trả lời” tiến đến thảo luận (discussion), hoặc ở mức cao hơn nữa: “tranh luận” (với nhau hoặc với cả người dạy).
II. Phương pháp dạy học nêu vấn đề:
Trong một xã hội phát triển nhanh, cạnh tranh gay gắt, trong một xã hội chỉ dành chỗ tốt đẹp hơn cho những cá thể và tập thể có sự sáng tạo, thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh trong thực tiển là một năng lực đảm bảo sự thành đạt của cá nhân (và do đó là của tập thể) trong cuộc sống, đặc biệt là trong kinh doanh. Vì vậy tập dượt và rèn luyện cho người học khả năng biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống là một mục tiêu giáo dục quan trọng.
Cấu trúc một bài học (hoặc một phần của bài học) dạy theo phương pháp này như sau:
i) Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức:
Đây là khâu quan trọng nhất. Nhìn ra được mình phải giải quyết vấn đề gì coi như như đã đi được nửa con đường. Thao tác của người dạy thường gồm các bước:
* Tạo ra tình huống có vấn đề.
* Nhận dạng ra vấn đề nảy sinh. Nhận dang ra những mâu thuẫn trong vấn đề nảy sinh.
* Phát biểu rõ ràng vấn đề cần phải giải quyết.
ii) Giải quyết vấn đề đặt ra:
* Đề xuất các phương án giải quyết. Lựa chọn phương án.
* Lập kế hoạch giải quyết.
* Thực hiện kế hoạch giải quyết.
iii) Kết luận về phương án giải quyết vấn đề:
* Thảo luận và đánh giá kết quả.
* Khẳng định hay bác bỏ cách giải quyết
* Phát biểu kết luận.
* Đề xuất vấn đề mới.

Về các mức độ của phương pháp dạy học này:
Mức 1: Người dạy đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Người học thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của người dạy. Người dạy đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
Mức 2: Người dạy đặt vấn đề, gơi ý cho người học nêu cách giải quyết vấn đề. Người học thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của người dạy khi cần. Người dạy và người học cùng tham gia đánh giá.
Mức 3: Người dạy cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Người học phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các cách giải quyết vấn đề. Người học tự thực hiện cách giải quyết vấn đề. Người dạy đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
Mức 4: Người học tự phát hiện tình huống có vấn đề, tự phát biểu được bài toán cần giải quyết, tự tìm ra cách giải quyết vấn đề, tự thực hiện việc giải quyết vấn đề, tự đánh giá việc giải quyết vấn đề. Người dạy chỉ có ý kiến bổ sung.
III. Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ:
Lớp học được chia thành từng nhóm từ 4 đén 6 người. Yêu cầu học tập được phân cho mỗi nhóm thực hiện. Việc chia nhóm như vậy có thể thực hiện trong một tiết học hoặc kéo dài trong một thời gian của một học phần. Trong mỗi nhóm các thành viên đều phải làm việc, không được ỷ lại vào một vài cá nhân năng động hơn hoặc giỏi hơn. Kết quả của từng cá nhân hoặc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của cả tập thể. Mỗi cá nhân phải ý thức ràng buộc sức mạnh của tập thể.
Cấu trúc của một phiên làm việc theo nhóm như sau:
Làm việc chung cả lớp:
* Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
* Tổ chức nhóm, giao nhiệm vụ.
* Hướng dẫn cách làm việc.
Làm việc theo nhóm:
* Phân công trong nhóm.
* Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi và trao đổi.
* Tổng hợp kết quả đạt được của nhóm.
Tổng kết công việc của mỗi nhóm trước lớp:
* Mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả đạt được của nhóm.
* Thảo luận chung.
* Người dạy tổng kết. Đặt vấn đề cho bài tiếp theo.

Để thực hiện được phương pháp dạy học nêu vấn đề và phương pháp nhóm nhỏ cần một vài kỹ thuật dạy học:
Kỹ thuật công não (brain storming): Kích thích người học, nhóm làm việc đưa ra cành nhiều ý tưởng, càng nhiều giải pháp càng tốt. Đầu tiên là ghi nhận các ý tưởng, các giải pháp. Không vội đánh giá các ý tưởng, các giải pháp. Thảo luận và tranh luận bảo vệ các ý tưởng, giải pháp đã đề xuất.
Nhóm rì rầm (buzz groups): Học sinh trao đổi nhỏ (!) với nhau về một vấn đề. Có thể là hai học sinh ngồi gần nhau hoặc tổ chức thành nhóm trao đổi với nhau về một vấn đề. Sau đó yêu cầu học sinh nêu ra, chia sẻ ý kiến với cả lớp.
Bể cá (Fish bowl): Một nhóm im lặng lắng nghe nhóm còn lại trao đổi với nhau để tìm hiểu cách mà nhóm này lập luận, giả quyết vấn đề. Sau đó đổi vai giữa hai nhóm.
Kim tự tháp (Pyramid): Chia ra thành các nhóm nhỏ để thảo luận, nghiên cứu về một vấn đề. Tổng kết ý kiển trong nhóm. Sau đó vấn đề được thảo luận sâu hơn bằng cách gộp hai nhóm nhỏ thành một nhóm lớn hơn. Rồi lại gom 2 nhóm thành một nhóm lớn hơn nữa cho đến khi còn một nhóm là cả lớp. Càng về sau ý kiến càng chắt lọc, sâu sắc hơn, chính xác hơn.

Trong hai phương pháp dạy học sau đòi hỏi giáo viên phải có trình độ tốt cả về kiến thức lẫn năng lực giải quyết các tình huống sư phạm. Giáo viên phải nghiên cứu rất kỹ vấn đề đang dạy. Càng tiếp cận sâu hơn phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm thì công việc tại lớp của giáo viên càng ít đi còn công việc (của giáo viên và học sinh) trước và sau giờ dạy càng lớn lên rất nhanh. Mục tiêu của các phương pháp đó là nhằm giúp học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2008

DẠY HỌC LÀ GÌ ?!


Để trả lời các câu hỏi về phương pháp giảng dạy có lẽ trước hết cần truy nguyên tới một câu hỏi quan trọng của mọi thày/cô giáo khi suy ngẫm về nghề nghiệp của mình:


Dạy học là gì?
Nhiều tác giả cho rằng: “Dạy học là toàn bộ các thao tác có mục đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được hoặc cộng đồng đã đạt được vào bên trong một con người”. Quan niệm này lí giải đầy đủ cách mà nền giáo dục đang cố gắng đào tạo những con người thích ứng với những nhu cầu hiện tại của xã hội. Tuy nhiên quan niệm này làm cho nền giáo dục luôn đi sau sự phát triển của xã hội. Bởi vì nó chỉ có nhiệm vụ tái hiện lại các giá trị tinh thần xã hội đã được vật chất hóa bằng cách nào đó để trở lại thành giá trị tinh thần bên trong người học. Quan niệm đó đi ngược lại quan niệm của Socrate về giáo dục trong đó giáo dục có nhiệm vụ “đở đẻ” các ý niệm vốn có trong mỗi con người, để cho ý niệm đó được khai sinh và trở thành giá trị tinh thần chung của nhân loại. Quan niệm đó cũng hạn chế nền giáo dục hướng đến một phương pháp giáo dục giúp cho người học trở thành những con người sáng tạo, vượt qua được những giá trị tinh thần hiện có của xã hội. Thời đại của chúng ta, và hơn nữa xã hội chúng ta đang hướng đến một xã hội tri thức. Một xã hội mà tri thức của con người đang được số hóa với một tốc độ cực lớn, làm cho tri thức dễ dàng và nhanh chóng trở thành tài sản chung. Tuy nhiên xã hội tri thức không chỉ có nhiệm vụ tích hợp các kiến thức của con người đã đạt được trong những phương tiện lưu trữ dung lượng cực lớn, trong các cơ sở dữ liệu khổng lồ mà còn có nhiệm vụ từ đó nhân lên khối lượng kiến thức này thành các kiến thức mới có chất lượng cao hơn nữa.
Triết học Mác nói rằng “Lượng đổi thì chất đổi. Lượng thay đổi một cách tiệm tiến còn chất thì thay đổi một cách nhảy vọt”. Phạm trù về mối tương quan giữa lượng và chất này hoàn toàn đúng trong các hoạt động giáo dục. Người ta đã tính ra rằng khối lượng kiến thức hiện nay của nhân loại trong vòng 20 năm trở lại đây đã tăng bằng tổng khối lượng kiến thức mà nhân loại đạt được trong toàn bộ lịch sử trước đó của nó. Sự tăng về khối lượng kiến thức đó nhất thiết phải kéo theo sự thay đổi về chất tri thức của con người. Sự thay đổi về chất đó là gì? Con người của thời đại hiện tại không chỉ có nhiệm vụ học tập và nhớ các kiến thức sẳn có mà còn đòi hỏi con người phải có khả năng từ khối lượng tri thức đó sản sinh ra các giá trị vật chất và tinh thần mới ...và nắm bắt tri thức mới. Thời đại của máy tính và mạng Internet đã làm cho mọi biên giới văn hóa, kinh tế dần bị xóa nhòa. Nếu trước đây việc tìm kiếm sở hữu tri thức là quan trọng hàng đầu trong cuộc đấu tranh sinh tồn, việc tích lũy kiến thức (nhớ) là ưu tiên 1 thì giờ đây khi mà các phương tiện lưu trữ đã quá đầy đủ, quá sẳn sàng cho việc truy cập và xử lí thì ưu tiên 1 lại là khả năng nhanh chóng tiếp cận tri thức mới, khả năng vận dụng tri thức mới và khả năng ... "đẻ" ra tri thức mới. Một ví dụ rất rõ ràng là trong vòng vài tháng thì công nghệ phần cứng của máy tính lại có một công nghệ mới, trong vòng vài năm thì Microsoft (chưa kể đến các hảng phần mềm khác!)lại xuất ra một phiên bản OS mới với nhiều tính năng mới, .v.v. con người phải có khả năng thích ứng liên tục và nhanh chóng - chẳng những về tri thức mà còn về kỹ năng - với một tốc độ cực cao. Nếu cuộc cách mạng kỹ thuật của thế kỹ trước đã nối dài cách tay con người thì nay cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã bố trí thêm cho mỗi con người vô số bộ óc bên ngoài cơ thể. Cách tay của con người trong thế kỹ trước cần được đào tạo để chế tạo và điều khiển những cách tay máy thì trong thời đại hôm nay bộ óc con người cần được đào tạo để chế tạo và điều khiển những bộ óc máy. Nhưng con người là con người! Những kiểu tâm trạng và kiểu cảm xúc của nó nói chung là bất biến đối với thay đổi kỹ thuật. Những vấn đề cốt lõi của con người về hạnh phúc, về sự sống, về cái chết, về chiến tranh và hòa bình, về khả năng sống hòa hợp trong không gian các giá trị văn hóa của cộng đồng .v.v. hầu như không hề tay đổi! Và nó cũng phải được đào tạo để thích ứng với điều đó!
Vậy có lẻ hợp lí hơn nếu cho rằng:
Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kỹ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học

Khi đó chúng ta sẽ nói tới phương pháp dạy và học trong ngày hôm nay:


Phương pháp giảng dạy:
Không có “phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm”. Đó không phải là một phương pháp. Đó chỉ là một quan niệm về việc dạy học. Phương pháp dạy học là cách thức mà người dạy tuân thủ suốt trong quá trình thực hiện các công việc liên quan đến việc dạy nhằm làm cho việc dạy đạt được mục đích yêu cầu học của người học.
Nói tới phương pháp dạy học là nói tới công nghệ dạy học, bao gồm các thao tác tổ chức môi trường dạy và học, tổ chức chương trình học, tổ chức thời gian học, tổ chức việc dạy, tổ chức việc học, tổ chức đánh giá kết quả học.
Mặc dù vậy, đánh giá kết quả của việc dạy lại là thẩm quyền của xã hội! Các trình độ xã hội khác nhau và mục tiêu mà xã hội đó muốn đạt tới đặt ra các mục tiêu giáo dục khác nhau. Các mục tiêu giáo dục khác nhau dẫn đến các quan niệm về giáo dục khác nhau. Đến phiên các quan niệm về giáo dục khác nhau trong mỗi hoàn cảnh cụ thể sẽ ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn phương pháp dạy học.
Việc lựa chọn một phương pháp dạy học cụ thể, trong một hoàn cảnh dạy học cụ thể, là công việc của người dạy và chỉ do người dạy quyết định. (Tuy nhiên việc đánh giá kết quả công việc dạy học của người dạy lại là quyền của xã hội!)

I. Quan niệm dạy học lấy người học làm trung tâm.
Để xem xét vấn đề này trước hết chúng ta cần xem xét một số vấn đề và một số khái niệm có liên quan:
· Công nghệ dạy học:
Công nghệ dạy học hiểu theo nghĩa rộng nhất là việc tổ chức các quá trình của hoạt động dạy, hoạt động học đồng thời với việc tổ chức các thành tố khác có tham gia vào hai hoạt động đó. Nói dạy học theo một công nghệ dạy học là nói đến quá trình tổ chức dạy học được thiết kế tỉ mỉ, được chia thành các nguyên công và các qui tắc tiến hành công việc dạy học một cách chặt chẽ. Các nguyên công này bao gồm: Tổ chức môi trường dạy/ học; Phương pháp dạy; Phương pháp học; Phương tiện dạy học.
* Lịch sử công nghệ dạy học:
Nhìn lại lịch sử giáo dục, nhìn lại mối tương quan giữa người dạy và người học, lịch sử công nghệ dạy học đã đi một vòng phát triển xoáy trôn ốc:
Thời sơ khai: Trong lịch sử phát triển của loài người có lẽ hoạt động giảng dạy xuất hiện lần đầu tiên khi người cha dẫn người con đi săn bắn-hái lượm. Trong hoạt động đó người cha truyền đạt cho người con những hiểu biết và kỹ năng cần thiết để tồn tại, đồng thời cũng truyền cho con những qui tắc ứng xử giữa con người và thiên nhiên, qui ước ứng xử giữa các con người trong bộ tộc (cũng tức là những yếu tố văn hóa nguyên khai nhất nhằm giải thích ý nghĩa xã hội của cuộc sống). Hoạt động này diễn ra bằng mối giao tiếp toàn vẹn giữa Một Người – Một Người. Người Cha hiểu biết cặn kẻ về trạng thái hiểu biết và kỹ năng của con và có thể đáp ứng tức thời và trực tiếp nhu cầu học tập của con. Hoạt động dạy và học này có thể xem là hoạt động dạy học không chính qui (informal education) vì nó diễn ra tự phát. Tuy nhiên hoạt động đó có những ưu điểm mà các hình thức dạy học về sau khó lòng đạt được là:
o Tương tác trực tiếp, tức thời giữa người dạy và người học.
o Người học được đặt trong môi trường học tập một cách đầy đủ (ở đây là thiên nhiên trong bối cảnh tự nhiên của nó).
o Người học được phát triển một cách toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần theo như nhu cầu về cuộc sống của nó.
Nhưng điều đó không thể kéo dài trong lịch sử nhân loại. Sẽ có sự phân công trong bộ lạc để dần tiến lên một kiểu xã hội tiến bộ hơn. Người cha sẽ không thể có đủ hiểu biết và các kỹ năng cần thiết để dạy cho người con nữa. Cần thiết có sự xuất hiện những người chuyên trách nhiệm vụ đặc biệt này: Ông Thầy. Đây là người sẽ đảm nhận trọng trách dạy cho người khác hoặc là cách sống giữa xã hội (sống có văn hóa) hoặc là cách kiếm sống bằng một kỹ năng nhất định nào đó (nghề nghiệp) hoặc là cả hai điều đó. Điều này còn để lại dấu ấn trong ngôn ngữ của chúng ta. Dân gian vẫn dùng từ “Thày” để chỉ tất cả những ai dạy cho mình ít ra một hai điều đó: Thày chùa, Thày nghề, Thày lang .v.v.. Trong đó dành riêng một từ “Thày giáo” để chỉ những ai “chuyên trách” (formal education) công việc dạy.
Tới giai đoạn này thì Một Ông Thày không còn dạy cho Một Người Học nữa. Điều đó rõ ràng là kém hiệu quả. Ông thày bắt đầu có nhiều môn sinh – Mặc dù tại mỗi thời điểm ông thày có thể chỉ dạy một người học – và bắt đầu xuất hiện khái niệm trường học
Thời kì phong kiến nông nghiệp: “Ông thầy/ ông đồ” có mối liên hệ cá nhân với mỗi một người học. Tại mỗi thời điểm ông thầy dạy theo đúng với trạng thái trí tuệ của “cá nhân” người học và không bị ràng buộc bởi bất kì một chương trình, một phân bố thời lượng nào cho môn học. “Ông thầy” giảng bài cho “cá nhân” người học. Lời nói, đối thoại giữa thầy và trò là công cụ dạy và cũng là công cụ học tập chủ yếu.
Thời kì công nghiệp hoá, cơ khí hóa: Do nhu cầu đào tạo nhanh một số lượng đông, đồng nhất về trình độ để phục vụ cho xã hội công nghiệp hoá, và tăng hiệu quả việc tổ chức dạy học, người học được tập trung lại theo từng lớp học. “Ông thầy” giảng bài cho “tập thể” lớp học. Trong quá trình giảng bài, ông thầy phải giả định “một học sinh ảo trung bình” làm đơn vị thước đo trung bình cho kiến thức cần truyền đạt, đánh giá người học qua năng lực cần đạt được của “học sinh ảo trung bình” này và buộc phải tuân thủ chặt chẻ chương trình qui định và thời lượng qui định. Ở mọi thời điểm, mỗi người học dù ở mức năng lực nào, trạng thái trí tuệ và tâm lí nào cũng phải lấy “học sinh ảo trung bình” này làm tiêu chuẩn đối chứng. Việc dạy học “đảm bảo thích hợp cho 4 đối tượng: Giỏi / Khá / Trung bình / Yếu” là một cố gắng tuyệt vọng hướng tới đảm bảo chỉ số đánh giá trung bình, vì làm sao một lớp học với 30 học sinh mà chỉ có 4 đối tượng được[1] ! Lời nói trở thành công cụ dạy chủ yếu. Đối thoại giữa thầy và trò bị giảm thiểu – thậm chí bị triệt tiêu. Ngưòi học chủ yếu là nghe để học. Đồng thời với sự phát triển công nghệ, việc dạy học đòi hỏi thêm nhiều phương tiện dạy học dạy học hơn: Bảng, phấn, sách vở, phương tiện trực quan, phương tiện thí nghiệm. Tuy nhiên, dù có sự giúp sức của các phương tiện dạy học, sự truyền thông hướng từ thầy tới trò vẫn là con đường truyền thông chủ yếu cho phần lớn kiến thức, kỹ năng, các giá trị đạo đức mà xã hội muốn truyền đạt cho thế hệ trẻ.
Dự kiến cho thời kì xã hội thông tin: Mở ra khả năng người học, nhờ vào công cụ học tập là máy tính, và các phương tiện truyền thông đa phương tiện nói chung - có thể học tập theo trạng thái tức thời của mình đồng thời cũng không vượt xa khỏi định hướng chung của môn học. Quan sát bất kì giờ học nào trên máy tính cũng thấy rất nhiều học viên đang trong nhiều trạng thái chương trình, rẻ nhánh chương trình khác nhau – đang tập trung giải quyết các khối lượng thông tin khác nhau, các hướng đi khác nhau để đến cùng một mục đích do định hướng chung của môn học qui định. Không thể nào bắt buộc mọi học viên đều cùng có bước phát triển chương trình như nhau. Mặt khác, giao tiếp người – máy thông qua các giao diện thích hợp mở ra khả năng giảm thiểu việc dùng lời-giảng-cho-cả-lớp. Giao tiếp “người - máy tính” cũng mở lại khả năng giao tiếp: “Ông thầy – máy tính” làm việc với “cá nhân” người học. Mở lại khả năng dạy theo đúng với trạng thái trí tuệ của “cá nhân” người học và không bị ràng buộc cứng ngắc bởi bất kì một chương trình, một phân bố thời lượng nào cho môn học như đã từng có trong lịch sử dạy học trước đó, nhưng với một chất lượng dạy/học cao hơn nhiều. Người dạy bây giờ tập trung nhiều hơn, và có nhiều khả năng hơn vào việc điều khiển học tập của từng người học. Công nghệ thông tin hiện đại đã trở thành công cụ dạy và cũng là công cụ học.
Một đặc điểm hết sức quan trọng hiện nay của việc thủ đắc kiến thức là con người có thể thủ đắc gần như đầy đủ các kiến thức thông qua hệ thống máy tính và các phần mềm giáo dục mà không nhất thiết phải có sự hiện diện của “ông thầy bằng xương bằng thịt”. Nói cách khác sự hiện diện của ông thầy có vẻ như trong chừng mức nào đó “làm cho triệt tiêu” được! Vậy thì vai trò của “ông thầy bằng xương bằng thịt” là chổ nào trong toàn bộ quá trình dạy và học? Vấn đề là người học, đặc biệt là trẻ em, vẫn rất cần phải có người điều chỉnh hoạt động học. Các quá trình tâm sinh lí và trạng thái ý thức của người học trong quá trình học vẫn chưa và có lẽ sẽ không thể nào điều khiển bằng một chương trình tự động hóa được. Việc đánh giá trạng thái tâm lí, yếu tố có tác động to lớn đối với hoạt động trí tuệ và hành vi của người học chỉ có thể được thực hiện bởi những kinh nghiệm dạy của “ông thầy” để đưa ra các tác động điều khiển học tập cần thiết và thích hợp cho mỗi cá nhân học viên.
Mỗi xã hội và nền tảng kinh tế của nó hình thành nên một công nghệ dạy học thích ứng với nhu cầu của nó. Nhưng một xã hội cũng không cần phải kinh qua mọi hình thái tổ chức dạy học như các hình thái mà lịch sử tổ chức xã hội đã kinh qua:
Giáo dục có sức mạnh hơn quá trình hiện thực ở chỗ, vì đi sau, nó không nhất thiết phải đi vòng vèo, rơi vào những chỗ xoáy ngược trở lại của dòng lịch sử và nói chung không cần phải tự mình thí nghiệm những nỗi dằn vặt trong những lúc tròng trành của con thuyền sự vật ở trong dòng lịch sử ấy”. Nếu khôn ngoan, nó sẽ biết làm theo con đường lich sử đã “rút gọn”.[2]
Tuy nhiên, công nghệ thông tin không làm cho công việc người dạy trở nên nhẹ nhàng hơn, cũng không làm cho việc nắm bắt kiến thức của nhân loại dễ dàng hơn như nhiều người vẫn tưởng – thậm chí người dạy và người học còn phải vật lộn nhiều hơn với sự bùng nổ hoặc quá tải thông tin. Công nghệ thông tin chỉ đem lại cho người dạy, người học các khả năng to lớn hơn, hiệu quả hơn trong dạy và học mà thôi! Do đó “Dù khó khăn gian khổ đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt” mãi vẫn còn là điều mà người làm công tác giáo dục phải kiên trì phấn đấu.
II. Phương pháp giảng dạy tin học.
Nếu các nội dung liên quan đến công nghệ thông tin có thể và cần được giảng dạy trong nhà trường với tính cách là một bộ môn riêng lẻ, và nếu bộ môn ấy có những đặc thù về tổ chức môi trường dạy và học cũng như có nét tư duy bộ môn khác biệt so với mọi môn học khác trong nhà trường thì chắc chắn phải có một phương pháp dạy học dành riêng cho nó. Phương pháp dạy học đó phải kế thừa các phương pháp dạy học đã biết đồng thời phải có những nét khác biệt do nó sử dụng các thành tựu công nghệ thông tin ở trình độ cao.
Quá trình dạy / học có thể hiểu như một quá trình truyền thông mà nhân vật trung tâm, mục tiêu của quá trình truyền thông này là người học. Mọi tác nhân có liên quan đến quá trình dạy/học đều hướng tới sự hoàn thiện cá nhân người học thông qua sự thụ đắc kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành nhân cách của người học.
Trong hình trên chúng ta có thể thấy người học ở trung tâm của mọi con đường kiến thức: Người học có thể tìm kiếm sự hoàn thiện đó qua thầy cô giáo, máy tính và mạng máy tính, sách vở, hoạt động nghệ thuật, môi trường tự nhiên, xã hội, gia đình, các phương tiện nghe nhìn, ... trong đó người dạy giữ vai trò quan trọng nhất vì khi đó hoạt động dạy/học là hoạt động có mục tiêu và có định hướng rõ ràng nhất. Điều đó cho ta thấy chính người học là trung tâm của hoạt động dạy/học chứ không phải thày cô giáo. Hoạt động dạy của thày cô giáo chỉ là một phần của môi trường học tập đó mà thôi! Và điều đó ngày càng trở nên rõ ràng, cấp thiết hơn trong xã hội bùng phát thông tin hôm nay. Sự hoàn thiện đó đòi hỏi nhiều phương tiện truyền thông khác nhau (truyền thông đa phương tiện – multimedia communication). Và vì vậy hiện nay "dạy"đồng nghĩa với “dạy cách học” chứ không phải “dạy kiến thức”. Kiến thức sẽ đến với người học từ nhiều nguồn khác nhau – không nhất thiết kiến thức, kỹ năng luôn luôn đến với người học là từ người dạy!

Cũng như mọi quá trình truyền thông tổng quát, luôn luôn xuất hiện một chiều thông tin tới người học và một chiều thông tin phản hồi từ phía người học đến các tác nhân dạy. Sự truyền thông đó luôn luôn có những tác nhân gây nhiễu. Nhiễu trong quá trình truyền thông này trong thực tế không thể loại bỏ hoàn toàn được mà chỉ có thể làm giảm đi càng nhiều càng tốt. Như vậy lượng thông tin nhận được khi nào cũng bị suy giảm so với lượng thông tin được phát đi. Độ lớn của sự suy giảm này phụ thuộc vào:
- Kỹ thuật mã hoá thông tin.
- Kỹ thuật giải mã thông tin.
- Cường độ của nhiễu.
- Kỹ thuật của đường truyền (vật mang thông tin).
Như vậy để giảm thiểu thông tin bị thất thoát cần nâng cao chất lượng mã hoá, giải mã, hạn chế các nguồn gây ra nhiễu và kỹ thuật truyền tin. Có một kỹ thuật chống nhiễu: đó là kỹ thuật dùng mã thừa sửa sai (CRC - cyclic redundancy check). Kỹ thuật này dùng cách truyền thêm một lượng thông tin dư thừa so với lượng cần truyền đi. Ở nơi nhận, lượng thông tin dư thừa này sẽ được dùng để phối kiểm liệu thông tin nhận được có chính xác hay không. Nếu thông tin nhận được là không chính xác thì có thể dùng ngay mã thừa sửa sai này để điều chỉnh ngay hoặc, trong tình huống xấu nhất, yêu cầu thông tin phải được nơi phát truyền lại lần nữa!
Đối với quá trình dạy/học nơi nhận tin là con người do đó sự thất thoát thông tin này còn do một yếu tố nữa hoàn toàn có tính chất tâm lí học: đó là yếu tố tâm lí – sinh học đối với kỹ thuật truyền tin. Các thống kê sau đây cho thấy với các vật mang tin khác nhau ảnh hưởng đến khả năng nhận tin của “người” nhận tin như thế nào:

Lượng thông tin phát ......... Vật mang tin ......... Lượng thông tin nhận
.......(100 %) ................................Lời nói ...........................5% - 10 %
........(100%)................................Hình ảnh ..............................20 %
........(100%)...........................Lời nói + Hình ảnh......................25 %
........(100%).......................... Thao tác thí nghiệm ..................75 %

Điều này có nghĩa là nếu giáo viên chỉ dùng lời giảng và phương pháp đọc ghi thì có khả năng 90% kiến thức truyền giảng bị rơi mất khỏi tâm trí học sinh!
Khi đặt người học ở trung tâm ảnh hưởng của các tác nhân dạy tức là đã dùng kỹ thuật truyền tin đa phương tiện và kỹ thuật mã thừa sửa sai để nâng lượng thông tin thu nhận được lên đến mức tối đa có thể được.

Cước chú:


[1] Nhiều nhà giáo dục còn đi xa, cực đoan hơn trong việc đánh giá việc dạy học theo từng “lớp học”. Ý kiến sau đây là của Tiến sĩ Seymour Paper – thuộc Phòng thí nghiệm Media của Học viện Công nghệ Massachusetts, dự án “Nhà trường của tương lai”: “Không thể dự báo được trường học trong tương lai sẽ như thế nào. Lịch sử thường thông minh hơn nhiều so với những nhà tương lai học. Nhưng rất dễ dàng dự báo trường học sẽ không còn như thế nào. Tôi tin chắc rằng việc phân chia trẻ em theo tuổi trong các “lớp học” sẽ được xem như là một phương pháp lỗi thời và vô nhân đạo của kỷ nguyên “sản xuất dây chuyền”. Tôi nghĩ rằng nội dung của những gì chúng ta học sẽ rất ít giống với chương trình hiện nay” . Trích tài liệu tham khảo về CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC – Gs. Lâm Quang Thiệp dịch – Tài liệu Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên trung học cơ sở – Bộ giáo dục và đào tạo - Dự án đào tạo giáo viên trung học cơ sở – Hà Nội tháng 9/2003. Trang 110.


[2] BÀI HỌC LÀ GÌ? – Hồ Ngọc Đại (Chương VII – Tiến trình phát triển của bài học). Trang 239. Nxb Giáo Dục 1985.

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2008

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

I. Triết lí giáo dục của thế kỷ XXI
Học suốt đời:
Các phương tiện giao thông, các phương tiện truyền thông làm cho thế giới ngày càng trở nên gần nhau hơn. Tương tác giữa các cộng đồng dân cư và sự di chuyển của một bộ phận lớn cư dân ngày càng mạnh mẻ hơn. Công nghệ thay đổi rất nhanh làm cho nhiều ngành nghề mới phát sinh và nhiều ngành nghề có thể bị đào thải nhanh chóng. Người lao động có thể bị mất việc làm và buộc phải tìm việc làm trong một ngành nghề mới. Điều đó buộc con người phải luôn luôn học tập để thích ứng với xã hội mà sự thay đổi diễn ra từng ngày.
Mục đích của việc học của mỗi cá nhân:
- Học để biết và học để hiểu.
- Học để làm, để ứng dụng
- Học để cùng sống với nhau.
- Học để làm người.
Xây dựng một xã hội học tập:
- Giáo dục trong nhà trường (Formal education) cần phải tiến hành song song và/hoặc được tiếp nối bởi giáo dục ngoài nhà trường (informal education) sao cho mọi cá nhân trong xã hội đều có cơ hội tiếp cận mọi nguồn kiến thức bất cứ khi nào cần đến. Việc học tập phải trở thành một nhu cầu thường xuyên của mọi cá nhân và có thể được đáp ứng một cách thường xuyên. Điều này là rất cần thiết và cấp bách trong thời đại xã hội thông tin. Vì lẽ trong xã hội hiện nay khối lượng kiến thức của con người không ngừng tăng lên như vũ bão, các lĩnh vực hoạt động của con người theo đó cũng thay đổi không ngừng với tốc độ rất cao. Con người cần phải có khả năng thích ứng với tốc độ thay đổi đó.
II. Xu thế phát triển phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học có khuynh hướng tăng cường dần vai trò chủ động của người học trong việc chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng cần thiết cho cuộc sống của mỗi cá nhân.
Jean Vial (1982) chia các phương pháp dạy học thành 4 “đời” đi dần từ trọng tâm là người dạy sang trọng tâm là người học


Đời 1. Giáo điều (thầy quyền uy; trò mờ nhạt)
Đời 2. Cổ truyền (thầy gợi mở; trò được định hướng)
Đời 3. Tích cực (thầy hướng dẫn, trọng tài, trò chủ động chiếm lĩnh tri thức)
Đời 4. Không chỉ đạo (thày mờ nhạt; trò tự giải phóng, tự giáo dục)


Theo đó tỉ lệ tương quan giữa người dạy và người học diễn ra như sau:
(Đời I: Dạy học là giải thích, minh họa)
(Đời II: Dạy học là lập lại, tái tạo theo mẫu)
(Đời III: Dạy học là cùng tìm tòi, giải quyết)
(Đời IV: Dạy học là tích cực chiếm lĩnh, nghiên cứu)

Với những định hướng về dạy học khác nhau đó – và trong những điều kiện khác nhau của lịch sử – chúng ta có thể có 3 mô hình giáo dục được UNESCO (1998) phân loại như sau:

Mô hình ................Trung tâm ......Vai trò người học .......Công nghệ dạy học
1. Truyền thống ....Người đạy .......Thụ động .....................Bảng phấn/TV/Radio
2. Thông tin .........Người học .......Chủ động .....................Máy tính PC
3. Tri thức ............Nhóm .............Thích nghi ...................Máy tính PC+Mạng

Như vậy quan niệm về dạy học phát triển dần từ chỗ “lấy người dạy” làm trung tâm của các hoạt động dạy và học sang “lấy người học làm trung tâm”. Trong ý nghĩa mới nhất của quan niệm dạy học đó thì:

Học cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và tự biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị con người mình bằng cách thu nhận và xử lí thông tin lấy từ môi trường sống chung quanh mình
và dạy chính là:
“Dạy cách học”.

Thay đổi quan niệm về việc dạy làm cho quan hệ dạy – học có thể được nhìn nhận trong hai mô hình đối lập nhau:

Mô hình dạy học truyền thụ một chiều:

DẠY – GHI NHỚ. Trong mô hình này thày truyền đạt kiến thức - trò thụ động tiếp thu. Thầy độc thoại hay phát vấn, giảng giải - Trò ghi chép (nhớ), học thuộc lòng. Thày độc quyền đánh giá. Thày là thày dạy: dạy chữ, dạy nghề, dạy người.


Mô hình dạy học hợp tác hai chiều:

DẠY – TỰ HỌC.
Trò tự mình tìm ra kiến thức dưới sự hướng dẫn của thày. Có các đối thoại: trò-trò; thày-trò; có sự hợp tác với bạn và với thày; do thày tổ chức. Học cách học, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, cách sống. Trò có thể tự đánh giá, tự điều chỉnh; cung cấp liên hệ ngược cho thày đánh giá. Khuyến khích sự tự học.
Thày là thày học: chuyên gia về việc học, chuyên gia về dạy cách học cho trò tự học chữ, học nghề, học làm người.

Quá trình phát triển đó kéo theo những thay đổi sâu sắc về quan hệ giữa người học và người dạy, về cách thức đánh giá tính hiệu quả của quá trình giáo dục và hiệu quả của quá trình học tập. Quá trình đó cũng làm thay đổi một cách bắt buộc cách thức tổ chức và quản lí việc dạy học. Rõ ràng là không thể có một phương pháp dạy học mới – trong một mô hình dạy học mới hiệu quả - chừng nào chưa trang bị được cho nền giáo dục các công nghệ dạy học thích ứng để biến mô hình đó thành khả thi.
III. Vấn đề của chúng ta:
Chúng ta đang đứng trước các thách thức rất lớn và cấp bách:
Tốc độ hội nhập kinh tế của đất nước với thế giới đang diễn ra mạnh mẻ, đòi hỏi có sự thay đổi nhanh chóng nhiều mặt của xã hội để thích ứng với quá trình đó. Một trong những đòi hỏi đó là đào tạo những con người có đủ năng lực tham gia vào việc giải quyết những vấn đề do nền kinh tế và những vấn đề liên quan đặt ra. Nhiều vấn đề mà những người thuộc thế hệ trẻ sẽ phải giải quyết chẳng những có tính đặc thù của dân tộc mà còn có tính toàn cầu như những vấn đề về môi trường, vấn đề y tế – dịch bệnh, vấn đề truyền thông, vấn đề cạnh tranh về công nghệ và thương mại, .v.v.
Tốc độ đổi mới công nghệ của thế giới nhanh hơn, lớn hơn nhiều khả năng đổi mới công nghệ của chúng ta. Khó khăn này bao gồm khó khăn về tài chính để đảm bảo cho đổi mới công nghệ và khó khăn về con người. Khó khăn thứ hai thuộc về lĩnh vực giáo dục. Chúng ta không thể kịp đổi mới công nghệ dạy học theo yêu cầu. Kể từ những năm 90 của thế kỷ trước chúng ta đã có nhiều cố gắng để đưa những áp dụng của công nghệ thông tin vào nhà trường. Thậm chí đã có nghị quyết đặt ra chỉ tiêu cho đến hết năm 2005 tất cả các thường học phải có kết nối Internet. Nhưng trong thực tế chúng ta không thể trang bị đầy đủ máy tính cho các trường học. Kinh phí trang bị và bảo trì hệ máy tính quá lớn so với tổng thu ngân sách. Số ít ỏi các máy tính trong phần lớn trường học chỉ có tính trình diễn hơn là đem lại một hiệu quả giáo dục cụ thể. Mặt khác số kinh phí dành cho công nghệ thông tin đó trong nhà trường bị dàn trãi manh mún đến nỗi chúng ta cũng không có đủ con người để quản lí, sử dụng các máy tính đó trong dạy học một cách hiệu quả. Phần lớn số máy tính ở các nhà trường phổ thông cơ sở chỉ dừng lại ở mức sử dụng với tính cách máy tính đơn để xử lí văn bản hành chính mà thôi. Nói cách khác hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy và học ở phổ thông hiện nay là quá khiêm tốn nếu không muốn nói là gần bằng 0.
Mặc dù vậy chúng ta không có lựa chọn nào khác. Tạo ra môi trường dạy học trong đó áp dụng những thành tựu công nghệ thông tin vào việc dạy học là lựa chọn có tính cách khẩn thiết và bắt buộc.
Môn học “tin học” trong nhà trường là môn về công nghệ, phần rèn luyện kỹ năng sử dụng máy tính là một mục tiêu quan trọng xác nhận sự tồn tại của môn này trong nhà trường. Không có công nghệ hỗ trợ dạy học thích hợp thì việc giảng dạy bộ môn đó là duy ý chí và hầu như không đem lại hiệu quả nào!
Vì những lí do đó, và tin rằng chúng ta trong thời gian ngắn có thể nâng được mức áp dụng công nghệ thông tin trong nhà trường lên được ngưỡng cần thiết để cho việc dạy học công nghệ thông tin trong nhà trường có một ý nghĩa thực sự, tài liệu này sẽ giả định là giáo viên có các phương tiện công nghệ cần thiết trong dạy học. Sự giả định đó hiện nay (năm 2006) có vẻ như chưa thực tế nhưng là sự bắt buộc phải có trong vòng môt thập niên nữa.
IV. Dạy cách học ở trường trung học cơ sở:
Trong trình bày nói trên việc dạy học đã được qui về dạy cách học. Như vậy việc đầu tiên mà người thày cần làm là tạo ra một môi trường thuận tiện cho người học, bao gồm:
o Chuẩn bị môi trường lớp học, thiết bị:
Lớp học và thiết bị học:
Thày giáo cần chuẩn bị trước để mọi máy tính và mạng máy tính trong trạng thái sẳn sàng và hoạt động ổn định. Thông thường ở trường phổ thông có thể bố trí cho 2 học sinh/máy. Tốt nhất đối với các bài (phân môn) nhằm rèn luyện kỹ năng (kỹ năng sử dụng bàn phím, kỹ năng xử lí văn bản) nên bố trí mỗi học sinh một máy. Các phần mềm cài đặt trên máy nên chỉ vừa đủ, nên sử dụng FireWall để hạn chế một số website. Đừng sử dụng mật khẩu và không nên sử dụng các phần mềm để che dấu các folder hoặc freeze một phần thông tin. Các phần mềm này đòi hỏi phải sử dụng mật khẩu để kích hoạt lại các thông tin đã bị che. Đối với các máy tính sử dụng “công cộng” việc che đấu đó đôi khi gây khó khăn cho các giờ học khác, thậm chí không thể khởi động máy tính ở giờ dạy của giáo viên khác, làm đình trệ giờ dạy hoặc làm sụp đổ cả một giờ dạy đã được chuẩn bị công phu! Thày giáo nên là một chuyên gia tốt trong việc xử lí các mật khẩu!
Sách và tài liệu:
Sách là một tài liệu học tập truyền thống. Lợi điểm của sách là di chuyển tiện lợi, nhẹ nhàng, có thể đọc ở đâu cũng được, không phụ thuộc nguồn điện. Các vấn đề trình bày trong sách thường tập trung và có hệ thống so với các tài liệu định dạng khác. Ưu điểm và cũng là nhược điểm của sách là trình bày tuyến tính theo thứ tự phát triển của vấn đề. 100% các bộ môn được giảng dạy ở các trường phổ thông hiện nay đều có đầy đủ sách, giáo viên cần liên hệ với thư viện để nắm được các đầu sách cần thiết giới thiệu cho học sinh của mình.
Ebook:
Phần lớn các Ebook trình bày dưới dạng trang web (Web style) và thường được ghi lên các đĩa CD hoặc DVD. Một số Ebook có thể được trình bày theo định dạng PDF mà phải dùng Acrobat Reader mới đọc được. Lợi thế của các Ebook là gọn nhẹ. Một đĩa CD thông thường có thể lưu trữ được vài chục đầu đề tài có sử dụng multimedia. Các đề tài trình bày theo kiểu trang web cho phép tạo các liên kết nhiều chiều (hyperlink) giúp cho người đọc có thể mở rộng tầm tham khảo của mình. Hầu hết các bộ môn hiện nay ở tất cả các cấp lớp phổ thông đều có các phần mềm hỗ trợ dạy học, và có thể hỏi mua các CD đó ở mọi nhà sách giáo dục.
Các địa chỉ Website có các nội dung liên quan đến bài học:
Trên Internet có một số lượng khổng lồ các Website giúp học sinh có thể tham khảo, tìm hiểu thêm các nội dung đang được học. Hạn chế hiện nay là các Web site tiếng Việt phục vụ cho học tập hãy còn quá ít. Một web site giáo viên cần theo dõi thường xuyên để biết các cập nhật mới nhất về giáo dục là: http://www.edu.net.vn hoặc http://ebook.edu.vn/
Các phần mềm học tập:
Hiện nay các phần mềm học tập đã khá phong phú. Các phần mềm học tập có thể xuất hiện trên thị trường dưới dạng các đĩa CD chạy trực tiếp không cần phải qua quá trình Setup (hoặc quá trình setup này là tự động). Nhiều bộ môn có các đĩa CD này dưới nhãn các đĩa “Gia sư” ứng với từng môn và từng cấp lớp. Trình bày trong các đĩa gia sư như vậy thường là theo đúng chương trình do Bộ Giáo Dục qui định. Giáo viên cũng cần chú ý tìm kiếm và sử dụng các phần mềm thực tại ảo (hay thí nghiệm ảo). Một số phần mềm thí nghiệm ảo có thể do Bộ Giáo Dục cung cấp hoặc có thể download về từ http://www.edu.net.vn.
o Phần trình bày của người dạy:
Lời nói: Lời nói là phương tiện diễn đạt quan trọng nhất của người dạy. Các phát biểu của người dạy phải được cân nhắc kỷ lưỡng. Các cảm xúc của người dạy thông qua lời nói phải được kiểm soát. Giáo viên phải tập nói to, rõ và phát âm đúng âm chuẩn, hạn chế dùng các phương ngữ và âm địa phương. Không được phép có các phát biểu có tính cách xúc phạm nhân cách người học. Các câu nói cần đúng ngữ pháp và văn phạm, tránh dùng câu què! Các câu hỏi phải rõ ràng, đủ ý. Câu hỏi đặt vấn đề có thể phát biểu cho cả lớp nhưng câu hỏi giải quyết vấn đề cần đặt ra cho từng cá nhân riêng lẻ.
Trình bày với bảng: Là một phương tiện dạy học truyền thống, là một cầu nối giao tiếp thuận tiện, linh hoạt giữa người học và người dạy. Trừ khả năng chuyển tải multimedia hiện nay không thể sánh được với các phương tiện khác thì bảng là phương tiện tuyệt vời của thày giáo trong dạy học. Bảng giúp người dạy trình bày các đường nét, chữ viết, điều chỉnh và hệ thống hoá các vấn đề đang thảo luận một cách rất linh hoạt. Hiện nay các tiết dạy tin học phần lớn đều dùng bảng nhựa trắng với viết phớt xoá được. Bảng đen với phấn không thích hợp cho môi trường máy tính vì bụi phấn là tác nhân làm hư hỏng các đĩa mềm, trầy xước các đĩa CD, bám vào mặt giấy làm hỏng rất nhanh các drum của các máy in Laser. Thày giáo cần rèn luyện chữ viết và cách trình bày bảng: Viết đúng chính tả, viết ngay hàng, rõ ràng và đẹp, có thứ tự để người học theo dõi tiến trình bài học một cách dễ dàng. Đừng viết rồi bôi xoá lung tung trên bảng. Cần hơi nghiêng người khi viết bảng để người học có thể nhìn thấy những gì đang viết. Đừng quay lưng lại phía người học khi viết bảng! Khi phải bôi bảng cần chừa lại các chi tiết có tính chất hệ thống hóa bài học.
Hiện nay có một số loại bảng hiện đại hơn. Sau tiết dạy thày giáo có thể in và phát ngay cho người học các nội dung vừa viết trên bảng (nhằm hạn chế thời gian người học phải ghi lại nội dung trình bày).
Trình bày với máy chiếu: Phần trình bày của người dạy thường là các presentations. Mặc dù hiện nay có nhiều phần mềm để soạn thảo các presentations (như phần mềm Violet, OpenOffice Impress) nhưng phần lớn người dạy đều dùng Microsoft Powerpoint để thực hiện các presentations này.
Đây là một phương tiện dạy học rất tốt. Nó giúp cho giáo viên có thể trình bày vấn đề rõ ràng hơn, mạch lạc hơn, mỹ thuật hơn. Các yếu tố multimedia giúp người học thú vị hơn với vấn đề được trình bày. Nó cũng tiết kiệm đáng kể thời gian ghi bảng của giáo viên. Tuy nhiên để sử dụng các presentation này có hiệu quả cần lưu ý:
* Presentation không phải là sách giáo khoa! Đừng đưa hết nội dung của sách giáo khoa lên các slide.
* Lưu ý đến khả năng nhận thức của người học trên mỗi slide: Mỗi slide nên có ít hơn 7 dòng chữ (hoặc 7 từ khoá). Nếu một nội dung quá dài hãy bố trí chia nội dung đó trên nhiều slide. Câu văn trên mỗi slide cần gảy gọn, ngắn.
* Đừng lạm dụng các hiệu ứng animation và transtion trừ khi hiệu ứng ấy là cần thiết và có liên quan đến nội dung học tập.
* Đừng dùng quá nhiều font chữ cũng như quá nhiều font size. Không nên sử dụng quá 3 font trong một presentation. Vì những gì hiển thị trên các slide là để đọc cho nhanh nên chớ dùng các font có chân (các font courrier, roman,…) mà nên dùng các font không chân như (Tahoma, Verdana, Helvetica, Arial sans serif, …) hoặc font có chân nhẹ nhàng như Times new roman.
* Đừng chất đầy Slide bởi hình ảnh và video trừ khi sự xuất hiện đó là cần thiết. Những hình ảnh hoặc video rất dễ làm người học (ở đây là trẻ em) mất tập trung.
* Đối với một tiết học trên lớp (45 phút) mỗi presentation không nên có quá 10 slides. Sự xuất hiện loang loáng quá nhiều slide làm học sinh khó hệ thống hoá các điều được trình bày! Chú ý rằng học sinh nhỏ thường chỉ có thể tập trung theo dõi tích cực trong 20 phút đầu tiên của bài giảng. Đừng sử dụng Presentation suốt 45 phút lên lớp!
* Đừng lạm dụng presentation. Không phải bài giảng nào cũng dùng presentation. Một số nội dung giảng dạy chỉ đơn thuần dùng lời giảng có khi kích thích trí tưởng tượng của học sinh tốt hơn. Hiệu ứng này có thể gọi là “hiệu ứng truyện cổ tích” nếu chúng ta để ý rằng học sinh đôi khi có một sự tưởng tượng phong phú hơn, sâu sắc hơn khi “chỉ nghe kể” truyện cổ tích so với “xem” phim về cùng một đề tài đó!
* Đừng để hiển thị các slide suốt thời gian trên màn chiếu. Khi học sinh đã xem, đã nhận thức đầy đủ một slide hãy cho projector tạm ngưng hiển thị. Điều này sẽ kéo dài tuổi thọ của projector (vốn rất đắt tiền!).
* Các presentation không phải là giáo án mặc dù nó thể hiện hầu hết những gì có trong giáo án. Có thể làm cho một presentation tiếp cận với tinh thần của một giáo án bằng cách sử dụng khuôn ghi chú (phần add notes) phía dưới mỗi slide hoặc dùng (Insert > Comment) để ghi các chú thích sư phạm của người dạy về mục đích bài dạy, tiến trình bài dạy và tiến trình các slide. Các ghi chú này sẽ không xuất hiện trong chế độ View Show. Sở dĩ nói presentation không phải là giáo án vì có những khác biệt cơ bản giữa giáo án và một presentation:
- Giáo án là một văn bản tuyến tính trình bày tiến trình dạy một bài học của giáo viên trong khi một presentation thông thường chứa các liên kết phi tuyến, nhiều chiều giữa các đơn vị kiến thức, thậm chí có các liên kết tới các tài liệu bên ngoài.
- Giáo án thể hiện một đơn vị bài dạy theo qui định pháp chế (45 phút) trong khi một presentation chỉ là một phần của tiến trình đó mà thôi. Đôi khi có trường hợp ngược lại: một presentation bao gộp rất nhiều tiết lên lớp (cả một chương chẳng hạn).
* Không nên quá cường điệu khả năng của các presentation! Nên phối hợp hợp lí với các cách trình bày bài học khác. Hiện nay người ta có khuynh hướng coi các presentation là “giáo án điện tử” nhưng bản thân khái niệm này chưa có công nhận chính thức nào từ Bộ Giáo Dục. Do đó câu hỏi “Một khi đã có giáo án điện tử có cần tiếp tục soạn giáo án như truyền thống nữa không?” cũng chưa có câu trả lời!
Trình bày với TV màn hình lớn: Đây là một phương án rất kinh tế. Được Trường Trung học phổ thông Phụng Hiệp – Cần Thơ đề xuất và được nhiều cơ sở giảng dạy tin học sử dụng. Chi phí đầu tư , duy trì, khai thác và bảo quản cho một TV màn hình lớn hiện nay thấp hơn rất nhiều so với dùng Digital Projector. Đầu AV-out của card TV từ PC sẽ được nối với đầu AV-in của TV. Nhược điểm của TV màn hình lớn là độ phân giải thấp nên các chi tiết nhỏ trên màn hình máy tính sẽ không thể hiển thị tốt được. Có thể khắc phục điều này bằng cách tăng độ phóng đại một vùng màn hình máy tính, nhưng khi đó chỉ có một vùng màn hình máy tính được hiển thị trên TV mà thôi.
Phần mềm kiểm tra: Các phần mềm này có chức năng tạo ra các bài kiểm tra, và thường là kiểm tra dưới dạng trắc nghiệm. Giáo viên có thể download các phần mềm này từ website (http://www.edu.net.vn/) của Bộ Giáo Dục. Nên lưu ý tìm hiểu các phần mềm như eXe hoặc Moodle. Các phần mềm này là miễn phí và có thể chép tại tất cả các Trường Cao Đẳng Sư Phạm.
Việc chuẩn bị đầy đủ các yếu tố nêu trên là hết sức cần thiết để đảm bảo thành công của việc dạy học (lấy người học làm trung tâm).

o Dạy cách học:
Dạy cách lập kế hoạch học tập:
Học sinh cần được hướng dẫn lập kế hoạch học tập. Kế hoạch học tập ở trường bao gồm việc học tập theo thời khóa biểu của nhà trường. Thời gian còn lại bao gồm công việc làm bài tập cho về nhà, thời gian đọc các tài liệu theo yêu cầu của thày cô giáo, thời gian tham gia các sinh hoạt tập thể, rèn luyện thể lực, thời gian giúp đở cha mẹ làm một số công việc nhà và thời gian nghỉ ngơi và giải trí. Nên chú ý vận động phụ huynh học sinh tạo cho con em mình một góc học tập yên tĩnh và theo dõi để các em thực hiện nghiêm ngặt kế hoạch này. Phụ huynh cũng phải tôn trọng kế hoạch của các em. Tốt hơn hết cha mẹ nên bàn với con cái để thống nhất thời khóa biểu này và cả hai đều kiên quyết thực hiện. Hiện nay có tình trạng sau giờ học ở trường cha mẹ học sinh (và đôi khi cả thày cô giáo!) buộc học sinh đi học thêm đủ các môn. Đây là một việc làm hết sức tai hại. Trong phần lớn các trường hợp kết quả học tập chẳng những không khả quan lên mà sức học của học sinh ngày càng yếu dần. Nguyên nhân ở chổ các em không còn thời gian để tự suy nghĩ, làm bài tập, rèn luyện các điều vừa được học mà chỉ ngồi thụ động suốt cả ngày nghe giảng. Các em cần chăm học nhưng không phải bằng cách suốt ngày đi nghe các bài văn mẫu, nghe các bài toán mẫu.
Dạy cách nghe giảng và ghi chú lời giảng:
Học sinh cần được dạy cách lắng nghe thày cô giáo. Đây không phải là điều dễ dàng vì lứa tuổi của các em rất hiếu động và khả năng chú ý còn thấp. Nhà trường phải chú ý để các lớp học có một không khí yên tĩnh, dễ tập trung trong giờ học. Nhiều lớp học cho tới nay còn quá gần khu dân cư , gần các hoạt động kinh tế. Tiếng ồn từ môi trường xung quanh làm phân tâm cả người dạy lẫn người học!
Do khả năng chú ý của học sinh còn thấp, giáo viên cần tập sử dụng những câu ngắn trong khi giảng bài và cần dùng nhiều hình tượng hỗ trợ cho các khái niệm trừu tượng. Tốc độ giảng bài cần vừa phải để học sinh kịp ghi (lưu ý: tránh đọc – ghi!)
Dạy cách diễn đạt:
Chú ý đến khả năng tranh luận và biện giải của học sinh. Tập cho các em có thói quen nói trước đám đông. Cần tổ chức cho học sinh tranh luận. Chỉ khi có tranh luận để bảo vệ một ý kiến, một nhận định người ta mới rõ giới hạn của hiểu biết của mình và thôi thúc mình tìm hiểu vấn đề sâu sắc hơn.
Khi phải diễn đạt ý kiến của mình trước tập thể thì khả năng ngôn ngữ của học sinh mới được củng cố. Vì tư duy lôgic trừu tượng (hoặc tư duy trên các kí hiệu toán học) là bước phát triển ở mức cao hơn của tư duy ngôn ngữ nên chỉ khi tư duy ngôn ngữ được hoàn thiện thì khả năng tư duy logic mới phát triển được.
Trừ một số trường hợp cần thiết nên hết sức tránh cách học thuộc lòng. Không dùng các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời thuộc lòng. Nên dùng các câu hỏi yêu cầu học sinh lí giải, nhận định về vấn đề đã được học. Nên dùng các câu hỏi buộc học sinh phải động não để phân tích hoặc tổng hợp dựa trên các vấn đề đã học. Khích lệ đối với học sinh có thể trình bày lại vấn đề theo cách hiểu của mình.
Trong khi soạn giáo án giáo viên cần chuẩn bị trước các câu hỏi và lường trước các câu trả lời của học sinh. Việc chuẩn bị một hệ thống các câu hỏi là nhằm giúp học sinh tự nhận ra kiến thức. Nên có điểm khích lệ nếu cuối cùng học sinh nhận ra được kiến thức cần thiết.
Dạy cách tìm kiếm thông tin:
1. Tìm trong sách:
Nhà trường và giáo viên cần quan tâm để đảm bảo đủ sách cho học sinh. Ngoài sách giáo khoa còn cần bổ sung cho thư viện các đầu sách cần thiết cho việc đọc thêm của học sinh cũng như cho giáo viên tham khảo. Ngay tiết học đầu tiên giáo viên cần giới thiệu cho học sinh biết phải sử dụng các tên sách giáo khoa nào, các sách tham khảo nào. Cho học sinh biết các sách đó có thể mượn/mua ở đâu. Giáo viên phải biết rõ trong thư viện đang có các tên sách, đầu sách nào để hướng dẫn cho học sinh tìm đọc. Theo định kì giáo viên nên kiểm tra xem học sinh có đọc các sách đã chỉ định không và có vấn đề gì trong quá trình học với sách không.
2. Tìm trong máy tính và trên mạng:
Một chi tiết rất quan trọng đối với người học “tin học” là khả năng đọc hiểu tiếng Anh. Phần lớn các khó khăn về sử dụng máy tính và các phần mềm ứng dụng đều được hướng dẫn thông qua các “Help” và các help này hiện nay phần lớn là tiếng Anh. Cần tập dần cho học sinh thói quen đọc help. Thông tin cũng có thể tìm kiếm thông qua các bộ máy tìm kiếm (search engine) như Google. Đối với học sinh phổ thông trung học web site wikipedia có thể là một gợi ý tốt.
3. Tìm kiếm kiến thức từ người khác:
“Học thày không tày học bạn!”. Cần tổ chức cho học sinh bàn bạc, thảo luận với nhau (Dĩ nhiên là không phải trong giờ làm bài kiểm tra!). Trong chừng mức nào đó cần chấp nhận sự ồn ào do học sinh trao đổi với nhau về đề tài đang được học. Cần làm cho giờ học trở thành hào hứng và là một sự hợp tác giữa thày và trò, giữa các học sinh với nhau. Ở đây cân đối giữa sự trật tự và sự ồn ào do tích cực tham gia vào tiến trình bài học là do tài năng sư phạm của người dạy.
o Dạy cách tự kiểm tra kiến thức:
Kiến thức, kỹ năng không thể trở thành vững chắc nếu không qua quá trình tái hiện và vận dụng. Ngoài các biện pháp kiểm tra, các bài tập qui định từ phía người dạy, học sinh cũng cần học cách tự kiểm tra mình. Người dạy nên khuyến khích học sinh tự đặt ra các bài toán, các bài tập cho riêng mình và cho bạn bè. Dù các bài toán do học sinh tự đặt ra có thể rất đơn giản hay phức tạp thì người dạy cũng cần phải tôn trọng và tham gia xem xét một cách trân trọng.



Vài nhận xét bên lề:

[1] Có một điều nói lên tầm quan trọng của yếu tố con người trong sử dụng công nghệ: Cuba là nước được chúng ta viện trợ về máy tính và kinh tế của Cuba hiện nay – trong vòng vây cấm vận của Mỹ, khó khăn hơn chúng ta nhiều - thì lại sử dụng số máy tính được viện trợ trong giáo dục hiệu quả hơn chúng ta gấp nhiều lần!
[2] Thày giáo mà viết sai chính tả là việc khó thể chấp nhận được. Đây là một lỗi rất nặng nề mà các cấp lãnh đạo giáo dục và công chúng sẽ không tha thứ được!
[3] Con người không thể suy nghĩ về một vấn đề nếu không có ngôn ngữ và hình ảnh làm nền cho suy nghĩ đó.